Tam Nông tập trung tái đàn lợn

PTĐT - Anh Trần Trung Văn, khu 3, xã Hương Nộn có diện tích hơn 100m2 trại, đầu tư hàng trăm triệu đồng với quy mô mỗi năm xuất bán khoảng 20 tấn lợn thịt cho biết, trước khi tái đàn...

Hộ chăn nuôi chị Nguyễn Thị Luân, khu 4, xã Tề Lễ tái đàn với khoảng 40 con lợn tại thời điểm này

Hộ chăn nuôi chị Nguyễn Thị Luân, khu 4, xã Tề Lễ tái đàn với khoảng 40 con lợn tại thời điểm này

PTĐT - Anh Trần Trung Văn, khu 3, xã Hương Nộn có diện tích hơn 100m2 trại, đầu tư hàng trăm triệu đồng với quy mô mỗi năm xuất bán khoảng 20 tấn lợn thịt cho biết, trước khi tái đàn, anh được cán bộ thú y xã hướng dẫn những kỹ thuật để tiêu độc, khử trùng và chăn nuôi lợn an toàn sinh học, nên gia đình anh bắt đầu yên tâm đầu tư. Hơn 1 tháng nữa, gia đình anh sẽ xuất khoảng hơn 3 tấn lợn thịt ra thị trường.Cùng quy mô trang trại như anh Văn, gia đình anh Tạ Hán Hùng, khu 1, xã Dị Nậu cũng bị thiệt hại hàng trăm triệu đồng trong đợt DTLCP năm 2019. Tuy nhiên đến nay, sau khi được tư vấn và áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn, gia đình anh cũng bắt đầu tái đàn với số lượng khoảng hơn 40 con.Nhận thức được chăn nuôi an toàn sinh học chính là biện pháp phòng, chống bệnh dịch hiệu quả nhất nên các hộ chăn nuôi xã Tề Lễ cũng đã tích cực thực hiện. Chị Nguyễn Thị Luân, khu 4, xã Tề Lễ thông tin: Đàn lợn được nuôi ở khu cách ly trong 2 tuần để theo dõi tình trạng sức khỏe trước khi đưa vào khu nuôi chính, được tiêm các loại vắc-xin phòng bệnh theo quy định và bảo đảm mật độ nuôi hợp lý. Trong quá trình chăn nuôi, hạn chế người ra vào chuồng trại. Nếu như đợt có dịch, gia đình tiến hành phun khử trùng mỗi ngày 2 lần, còn giờ nắng ấm thì 2 ngày 1 lần và vệ sinh chuồng trại thường xuyên. Nhờ thực hiện đầy đủ các khâu tiêu độc khử trùng và chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, đàn lợn phát triển khỏe mạnh ngay cả thời điểm DTLCP diễn biến phức tạp. Ông Nguyễn Danh Ngọc – Phó Chủ tịch xã Tề Lễ cho biết: Tổng đàn lợn toàn xã có gần 25.000 con với khoảng hơn 100 hộ chăn nuôi. Số lượng đàn lợn tăng chậm do nguồn giống khan hiếm và giá thành tăng cao nên người dân chủ yếu tái đàn từ số lợn nái còn lại của địa phương. Bên cạnh đó, nhiều hộ chăn nuôi cũng thận trọng trong công tác tái đàn vì lo lắng bệnh dịch tả lợn châu Phi còn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh trong khi chưa có vắc-xin phòng bệnh và thuốc điều trị. Chỉ những hộ có đầy đủ điều kiện áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học mới tái đàn.Sau khi dịch bệnh hết, người chăn nuôi đã tập trung thực hiện các biện pháp bảo vệ đàn lợn nái để có con giống tái đàn sau dịch. UBDN xã đã bám sát các văn bản chỉ đạo của tỉnh, của huyện về công tác tái đàn, đẩy mạnh tuyên truyền tới người dân khi thực hiện tái đàn cần tuân thủ nghiêm các biện pháp tiêu độc, khử trùng, bảo đảm không tồn lưu vi rút bệnh dịch tả lợn châu Phi trong chuồng nuôi; nhập lợn giống từ trại chăn nuôi an toàn dịch bệnh, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, lợn đã được lấy mẫu xét nghiệm âm tính với vi rút bệnh dịch tả lợn châu Phi; làm đúng các bước nhập nuôi lợn, tránh tái đàn ồ ạt. Trong quá trình chăn nuôi thực hiện đúng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và an toàn dịch bệnh nhằm ngăn chặn các yếu tố làm phát sinh, lây lan dịch bệnh.Ông Kiều Quốc Phong - Trưởng phòng NN&PTNT huyện khẳng định: “Để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả cho các hộ khi tái đàn và tăng đàn, phòng đã phối hợp với chính quyền các xã, thị trấn tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện tốt công tác an toàn sinh học. Cụ thể như: Xử lý môi trường trước khi tái đàn lợn, chọn con giống có nguồn gốc rõ ràng, có giấy kiểm dịch theo quy định; thực hiện công tác tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo quy định".

Thanh Trà

Nguồn Phú Thọ: http://baophutho.vn/kinh-te/202008/tam-nong-tap-trung-tai-dan-lon-172515