Tận mục 'tuyệt tác công nghệ' trong dự án 15.000 tỷ của Việt Nam
LOTUSat-1, thành quả của dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam trị giá 15.000 tỷ đồng, sẽ được phóng lên vũ trụ vào nửa đầu năm 2025.

LOTUSat-1 là vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam, sử dụng công nghệ radar khẩu độ tổng hợp băng tần X tiên tiến. (Ảnh: Trung tâm vũ trụ Việt Nam)

Vệ tinh có thể quan sát cả ngày lẫn đêm, hoạt động hiệu quả ngay cả trong điều kiện thời tiết xấu như mây mù và sương mù. (Ảnh: NEC)

LOTUSat-1 có khả năng phát hiện vật thể nhỏ chỉ 1 mét trên bề mặt Trái Đất với độ phân giải cao. (Ảnh: VNSC)

Vệ tinh cung cấp ba chế độ quan sát: Spotlight (độ phân giải dưới 1m), Strip Map (dưới 2m) và Scan SAR (dưới 16m). (Ảnh: Tiền phong)

Dữ liệu từ LOTUSat-1 giúp xây dựng bản đồ rủi ro thiên tai, giám sát môi trường và hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu. (Ảnh: NEC)

Vệ tinh hoạt động ở quỹ đạo thấp (LEO) với độ cao khoảng 500km và chu kỳ quỹ đạo khoảng 100 phút. (Ảnh: NEC)

Hệ thống mặt đất gồm trạm thu dữ liệu, trung tâm vận hành và ứng dụng đã được lắp đặt tại Trung tâm Vũ trụ Việt Nam. (Ảnh: Vietnamnet)

LOTUSat-1 là bước đệm để Việt Nam làm chủ công nghệ vũ trụ, tiến tới chế tạo vệ tinh LOTUSat-2 hoàn toàn trong nước. (Ảnh: VNSC)
Mời quý độc giả xem thêm video: 10 Phát Minh Công Nghệ Lâu Đời Nhất Mà Các Nhà Khoa Học Không Giải Thích Được.