Tận thấy khu rừng huyền bí ở Việt Nam có hơn 4.000 cây di sản, từ 400 đến 800 năm

Hạt Kiểm lâm huyện Mù Cang Chải, Yên Bái vừa tổ chức gắn biển công nhận Cây di sản Việt Nam đối với trên 4.000 cây thiết sam Đông Bắc và cây pơ mu tại khu vực Tà Cay Đằng, thuộc địa phận bản Nả Háng, xã Chế Tạo.

Vượt qua quãng đường bê tông đi xuyên giữa những ngọn núi cao trùng điệp, cách trung tâm huyện hơn 30km, Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ẩn hiện dưới những lớp sương mù dầy đặc, một vẻ đẹp vừa huyền ảo, kỳ bí nhưng cũng gây đầy sự tò mò với những ai khi đến nơi này.

Vượt qua quãng đường bê tông đi xuyên giữa những ngọn núi cao trùng điệp, cách trung tâm huyện hơn 30km, Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ẩn hiện dưới những lớp sương mù dầy đặc, một vẻ đẹp vừa huyền ảo, kỳ bí nhưng cũng gây đầy sự tò mò với những ai khi đến nơi này.

Khu bảo tồn loài sinh cảnh Chế Tạo – Mù Cang Chải nằm trên địa bàn các xã Chế Tạo, Nậm Khắt, Púng Luông, Lao Chải, Dế Xu Phình, với tổng diện tích trên 20.290ha. Khu bảo tồn là một vòng cung được tạo thành bởi một hệ thống núi cao từ 1.700 – 2.500m, bao quanh xã Chế Tạo và vùng đầu nguồn của sông Nậm Chải, đây là khu vực rừng phòng hộ lưu vực hệ thống sông Đà.

Khu bảo tồn loài sinh cảnh Chế Tạo – Mù Cang Chải nằm trên địa bàn các xã Chế Tạo, Nậm Khắt, Púng Luông, Lao Chải, Dế Xu Phình, với tổng diện tích trên 20.290ha. Khu bảo tồn là một vòng cung được tạo thành bởi một hệ thống núi cao từ 1.700 – 2.500m, bao quanh xã Chế Tạo và vùng đầu nguồn của sông Nậm Chải, đây là khu vực rừng phòng hộ lưu vực hệ thống sông Đà.

Nằm trên dải sơn mạch Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, rừng Chế Tạo được đánh giá là khu rừng nguyên sinh đẹp bậc nhất bởi còn khá nguyên vẹn với nhiều loài cây lá rộng, lá kim và thảm thực vật phong phú cùng 788 loài thực vật bậc cao.

Nằm trên dải sơn mạch Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, rừng Chế Tạo được đánh giá là khu rừng nguyên sinh đẹp bậc nhất bởi còn khá nguyên vẹn với nhiều loài cây lá rộng, lá kim và thảm thực vật phong phú cùng 788 loài thực vật bậc cao.

Cùng đó là trên 3.000 cây pơ mu mọc tự nhiên, tập trung chủ yếu ở xã Chế Tạo, hầu hết trên 100 năm tuổi; một số cây có đường kính trên 2m, trong đó trên 1.000 cây có đường kính từ 1- 1,8m, chiều cao từ 15- 20 m.

Cùng đó là trên 3.000 cây pơ mu mọc tự nhiên, tập trung chủ yếu ở xã Chế Tạo, hầu hết trên 100 năm tuổi; một số cây có đường kính trên 2m, trong đó trên 1.000 cây có đường kính từ 1- 1,8m, chiều cao từ 15- 20 m.

Đặc biệt trên phần đỉnh núi phía đông có một thung lũng rộng gần 1km2, rất bằng phẳng kiểu rừng hỗn giao lá rộng, lá kim á nhiệt đới với một số loài cây ưu thế như: thiết sam, bông sứ, re hương, sồi lào có đường kính 2 – 3m.

Đặc biệt trên phần đỉnh núi phía đông có một thung lũng rộng gần 1km2, rất bằng phẳng kiểu rừng hỗn giao lá rộng, lá kim á nhiệt đới với một số loài cây ưu thế như: thiết sam, bông sứ, re hương, sồi lào có đường kính 2 – 3m.

Ngoài ra, tại đây còn có 221 loài, 162 giống, 61 họ thuộc hệ động vật có xương sống trên cạn; trong đó có 53 loài thú, 130 loài chim, 26 loài bò sát, 12 loài lưỡng cư...

Ngoài ra, tại đây còn có 221 loài, 162 giống, 61 họ thuộc hệ động vật có xương sống trên cạn; trong đó có 53 loài thú, 130 loài chim, 26 loài bò sát, 12 loài lưỡng cư...

Đặc biệt, nơi đây còn một số đàn vượn đen tuyền và nhiều loài động thực vật quý hiếm khác đang được cấp ủy, chính quyền và người dân bảo vệ nghiêm ngặt.

Đặc biệt, nơi đây còn một số đàn vượn đen tuyền và nhiều loài động thực vật quý hiếm khác đang được cấp ủy, chính quyền và người dân bảo vệ nghiêm ngặt.

Ông Trần Xuân Dưỡng, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Mù Cang Chải chia sẻ, các cá thể cây pơ mu và thiết sam đã được phát hiện từ lâu có ý nghĩa rất lớn về mặt giá trị lịch sử, do có độ tuổi hàng trăm năm, rất hữu ích cho việc bảo tồn nguồn gen, nghiên cứu môi trường trong quá khứ, về những nét văn hóa của nơi đây.

Ông Trần Xuân Dưỡng, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Mù Cang Chải chia sẻ, các cá thể cây pơ mu và thiết sam đã được phát hiện từ lâu có ý nghĩa rất lớn về mặt giá trị lịch sử, do có độ tuổi hàng trăm năm, rất hữu ích cho việc bảo tồn nguồn gen, nghiên cứu môi trường trong quá khứ, về những nét văn hóa của nơi đây.

Việc lựa chọn và vinh danh cây di sản góp phần bảo tồn nguồn gen, nâng cao ý thức tôn trọng tự nhiên và trách nhiệm bảo vệ môi trường của cộng đồng, quảng bá sự phong phú, đa dạng với giá trị khoa học cao của hệ thực vật Việt Nam tạo nguồn du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, ông Dưỡng cho biết thêm.

Việc lựa chọn và vinh danh cây di sản góp phần bảo tồn nguồn gen, nâng cao ý thức tôn trọng tự nhiên và trách nhiệm bảo vệ môi trường của cộng đồng, quảng bá sự phong phú, đa dạng với giá trị khoa học cao của hệ thực vật Việt Nam tạo nguồn du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, ông Dưỡng cho biết thêm.

Văn Đức

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/tan-thay-khu-rung-huyen-bi-o-viet-nam-co-hon-4000-cay-di-san-tu-400-den-800-nam-post1696534.tpo