Tăng cường các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học

Ninh Bình được đánh giá là tỉnh có các hệ sinh thái đa dạng và phong phú. Nhiều khu vực trọng yếu như: Vườn Quốc gia Cúc Phương, Khu ramsa Vân Long, Rừng đặc dụng Hoa Lư... đang lưu giữ những giá trị đa dạng sinh học phong phú với các loài quý hiếm có tầm quan trọng quốc tế và nhiều loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Tuy nhiên, do tác động của nhiều yếu tố tự nhiên, ô nhiễm môi trường, nhất là tác động của con người dẫn đến nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học ngày một gia tăng và công tác bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh đang gặp phải nhiều khó khăn, thách thức.

Chăm sóc Voọc mông trắng tại Trung tâm cứu hộ Linh Trưởng nguy cấp (EPRC) Cúc Phương. Ảnh: P.V

Theo thốngkê chưa đầy đủ tại đề tài khoa học “Điều tra, thống kê, xây dựng cơ sở dữ liêụvề đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn và cơ sở bảo tồn về đa dạng sinh học”do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình thực hiện năm 2013, trên địa bàntỉnh có 2.602 loài thực vật thuộc 1.071 chi, 240 họ của 7 ngành thực vật bậccao, trong đó có 89 loài thuộc 36 họ nằm trong Sách đỏ Việt Nam và có 3 loàirất nguy cấp.

Về động vật, có 2.474 loài (gồm 702 loài động vật có xương sốngvà 1.772 loài động vật không xương sống). Mặc dù có tính đa dạng sinh học caonhưng tỉnh đang phải đối mặt nguy cơ suy giảm các hệ sinh thái giàu đa dạngsinh học.

Điển hình, trong số loài động vật có xương sống được ghi nhận tạiNinh Bình có 176 loài nguy cấp, quý hiếm, có giá trị bảo tồn cao, có 62 loàiđược ghi trong Sách đỏ Việt Nam, 132 loài có tên trong Danh mục đỏ IUCN (củaLiên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế) và 64 loài được ghi trong Nghị định32/2006/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừngnguy cấp, quý, hiếm.

Đặc biệt, có một số loài đang được xếp ở cấp nguy cấp caotrong Sách đỏ Việt Nam: Hổ, Báo hoa mai, trăn mốc, Rắn hổ chúa...và một số loàiđược xếp vào ưu tiên bảo tồn như: Voọc xám, Voọc mông trắng và Culi nhỏ.

Đa dạngsinh học có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội vàbảo vệ môi trường, là cơ sở đảm bảo an ninh lương thực, duy trì nguồn gen vậtnuôi, cây trồng, cung cấp nguyên vật liệu cho xây dựng và các nguồn nhiên liệu,dược liệu.

Tuy nhiên, hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau, tỉnh ta đang gặprất nhiều khó khăn, vướng mắc trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

Trongđó, phải kể đến nguồn lực cho công tác đa dạng sinh học ở các cấp, các ngành cònyếu và thiếu cả về số lượng, chất lượng. Đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất, kinhphí đầu tư không đủ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học hiệnnay.

Chi cục Bảo vệ môi trường (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường) là đơn vịphụ trách lại không có phòng đa dạng sinh học, không có cán bộ chuyên môn về đadạng sinh học; toàn bộ nhiệm vụ về đa dạng sinh học đều do cán bộ làm công tácbảo vệ môi trường kiêm nhiệm. Nguồn kinh phí cho nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinhhọc được lấy chủ yếu từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường.

Trên thực tế,nguồn lực này rất hạn hẹp, không đủ triển khai các hoạt động bảo tồn đa dạngsinh học như: Điều tra cơ bản về đa dạng sinh học; phục hồi các hệ sinh thái tựnhiên; bảo tồn các loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảovệ...

Bên cạnh đó, kinh phí đầu tư cho các khu rừng đặc dụng còn rất ít, mứckhoán bảo vệ rừng còn quá thấp và cấp chưa đủ cho công tác quản lý và thực hiệncác chương trình hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của Ban quản lý rừng đặc dụng.

Công tác quản lý các khu rừng đặc dụng, quản lý đa dạng sinh học tại các địaphương còn có sự chồng chéo giữa ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vơíngành Tài nguyên và Môi trường. Nhận thức của cộng đồng dân cư về đa dạng sinhhọc, ý thức chấp hành quy định về bảo vệ và bảo tồn về đa dạng sinh học còn hạnchế. Vẫn còn xảy ra tình trạng chặt phá rừng, săn bắt, mua bán động vật hoangdã, thu hoạch quá mức các loài động, thực vật và hoạt động đánh cá hủy diệt…

Ngoàira, ô nhiễm môi trường do lạm dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc trừcỏ; rác thải một số nơi chưa được thu gom, xử lý triệt để; ô nhiễm không khí dohoạt động công nghiệp, dân số tăng nhanh và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàncầu cũng là những nguyên nhân làm suy giảm sự đa dạng sinh học hiện nay.

Ông Lê HùngThắng, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết: Để bảo tồn và pháttriển đa dạng sinh học, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, trong thơìgian tới, Ninh Bình cần quan tâm đầu tư đúng mức thời gian, công sức và nguồnlực.

Trước mắt, tăng cường công tác điều tra, thống kê, kiểm kê, đánh giá hiệntrạng đa dạng sinh học, đánh giá các hệ sinh thái, loài hoang dã nguy cấp, quýhiếm được ưu tiên bảo vệ và nguồn gen bị suy thoái. Trên cơ sở đó có kế hoạchvà giải pháp cụ thể, phù hợp trong công tác bảo tồn hệ sinh thái trên địa bàntỉnh.

Các cấp, ngành liên quan cần có sự phối hợp thực hiện tốt công giáo dục,tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ môitrường của người dân. Tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra, giámsát, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đa dạng sinh học và ngănchặn tình trạng buôn bán trái phép động vật hoang dã, xử lý nghiêm các vi phạmvề bảo vệ môi trường. Bổ sung nguồn lực thực hiện công tác đa dạng sinh học ởcác cấp, các ngành.

Trong đó, ưu tiên nguồn lực đầu tư nâng cấp vườn thực vậtcó đủ dung lượng cá thể của các loài đang có nguy cơ bị đe dọa hoặc bị tuyệtchủng, đảm bảo công tác bảo tồn, lưu giữ nguồn gen, đồng thời tạo cảnh quan dulịch, góp phần nâng cao nhận thức bảo tồn các loài này đối với cộng đồng.

Đâỷmạnh hợp tác khu vực và quốc tế, huy động mọi nguồn lực đầu tư trong và ngoàinước trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Thực hiện khai thác tiềm năng dulịch của các khu bảo tồn nhằm phát triển du lịch sinh thái gắn với sinh kế củangười dân vùng đệm, nâng cao đời sống cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế -xã hội và bảo tồn đa dạng sinh học. áp dụng khoa học công nghệ trong việc cảitạo rừng và tăng cường đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác bảo vệ rừng,phòng chống cháy rừng.

Bên cạnh đó, cần xây dựng quy chế phối hợp rõ ràng trongcông tác quản lý Nhà nước về đa dạng sinh học giữa ngành Tài nguyên và Môitrường với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Giáng Hương

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/tang-cuong-cac-bien-phap-bao-ton-da-dang-sinh-hoc-20190715085448471p2c20.htm