Tăng cường hợp tác quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu

Chiều ngày 21/1, trong khuôn khổ Diễn đàn Nghị viện APF diễn ra phiên thảo luận với chủ đề: 'Chia sẻ kinh nghiệm của các quốc gia và hợp tác quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu'. Tại phiên thảo luận các đại biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu.

Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội/ Phạm Thắng

Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội/ Phạm Thắng

Tham luận tại phiên thảo luận, ông Nguyễn Tuấn Anh – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho biết, biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn biến rất phức tạp và tác động mạnh đến kinh tế - xã hội, chính trị, ngoại giao, an ninh của mọi quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, ứng phó với BĐKH đã trở thành một trong những vấn đề ngày càng được ưu tiên trong hoạch định chính sách của các quốc gia, đặc biệt là chính sách đối ngoại. Hợp tác quốc tế trong ứng phó với BĐKH đã trở thành công cụ chiến lược quan trọng góp phần nâng cao vị thế và thúc đẩy lợi ích chiến lược của các quốc gia.

Ông Nguyễn Tuấn Anh – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tham luận tại phiên họp. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội/ Phạm Thắng

Ông Nguyễn Tuấn Anh – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tham luận tại phiên họp. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội/ Phạm Thắng

Đối với Việt Nam, thời gian qua Quốc hội đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và nhiều pháp luật khác có nội dung liên quan đến ứng phó với BĐKH như: Luật Tài nguyên nước, Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều, Luật Xây dựng, Luật Kiến trúc... Đây là cơ sở pháp lý tương đối đầy đủ về ứng phó với BĐKH ở Việt Nam.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các quy định về giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng ôzon; Chiến lược quốc gia về BĐKH giai đoạn đến năm 2050; Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Kế hoạch quốc gia thích ứng với BĐKH (NAP) giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Nghị quyết số 120 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH…

Việt Nam đã tích cực tham gia các điều ước và thỏa thuận quốc tế về BĐKH nhằm phối hợp hiệu quả trong nâng cao khả năng chống chịu, giảm thiểu tác động tiêu cực do BĐKH. Việt Nam cũng tích cực triển khai các kết quả của Hội nghị COP26, COP27, COP28, COP29, nhất là cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và các đại biểu dự phiên họp. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội/ Phạm Thắng

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và các đại biểu dự phiên họp. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội/ Phạm Thắng

Với vai trò là cơ quan của Quốc hội được phân công phụ trách lĩnh vực liên quan đến ứng phó với BĐKH, ông Nguyễn Tuấn Anh cho biết, trong thời gian qua, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về ứng phó với BĐKH ở Đồng bằng sông Cửu Long theo Nghị quyết số 853 của UBTVQH13 và đã chủ trì thẩm tra, giám sát nhiều nội dung về việc thực hiện chính sách, pháp luật ứng phó với BĐKH và bảo vệ môi trường.

Để góp phần tiếp tục triển khai mạnh mẽ công tác ứng phó với Biến đổi khí hậu trong thời gian tới, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường sẽ tập trung tăng cường công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến ứng phó với BĐKH đảm bảo thống nhất, hiệu lực và hiệu năng trong triển khai ở cấp trung ương và địa phương. Tập trung xây dựng một số luật liên quan như: Luật Tiết kiệm năng lượng hiệu quả, Luật Năng lượng nguyên tử… để góp phần hoàn thiện thể chế, chính sách, tạo điều kiện chuyển đổi năng lượng xanh, sạch, góp phần bảo vệ môi trường, ứng phó hiệu quả với BĐKH; Tăng cường các hoạt động giám sát đối với lĩnh vực Ủy ban phụ trách, gắn kết chặt chẽ nội dung ứng phó với BĐKH với các nội dung giám sát, bảo đảm tính hiệu quả trong thực tiễn; thường xuyên giám sát, cập nhật thông tin về tình hình Chính phủ, các bộ ngành trong việc thực hiện các chính sách, chiến lược… về BĐKH; Tăng cường các hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế về ứng phó với BĐKH, bảo vệ môi trường để chia sẻ, cập nhật thông tin về tình hình ứng phó với BĐKH của các quốc gia trên thế giới để chọn lọc các mô hình, giải pháp phù hợp với tình hình, điều kiện của Việt Nam.

Ông Nguyễn Tuấn Anh – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tham gia thảo luận. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội/ Phạm Thắng

Ông Nguyễn Tuấn Anh – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tham gia thảo luận. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội/ Phạm Thắng

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cũng kiến nghị một số nội dung tới hội nghị như: Thúc đẩy chia sẻ tri thức và chuyển giao công nghệ tiên tiến, chia sẻ kinh nghiệm giữa các quốc gia trong cộng đồng Pháp ngữ để trao đổi các giải pháp sáng tạo, những kinh nghiệm cũng như các công nghệ mới, tiên tiến nhằm ứng phó hiệu quả với BĐKH. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn để đảm bảo khả năng triển khai các giải pháp thích ứng với BĐKH một cách hiệu quả và bền vững.

Nhấn mạnh cơ chế tài chính, Phó Chủ nhiệm Nguyễn Tuấn Anh cho rằng để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, việc tiếp cận các nguồn tài chính khí hậu cần được thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Các quốc gia trong cộng đồng Pháp ngữ cần hợp tác để khai thác tối đa các nguồn tài chính quốc tế. Cần bổ sung kinh phí dành cho hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua hợp tác song phương và đa phương, đặc biệt là tài chính cho thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường hỗ trợ khối tư nhân đầu tư cho thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua tài chính ưu đãi, nguồn viện trợ và cải thiện cơ chế tiếp cận các quỹ song phương, đa phương. Về hợp tác chiến lược Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề xuất cộng đồng Pháp ngữ nên cân nhắc, xem xét việc thành lập một diễn đàn chuyên môn tập trung vào ứng phó với biến đổi khí hậu, nơi các chuyên gia, nhà nghiên cứu và nhà hoạch định chính sách có thể thảo luận và đề ra các chiến lược cụ thể.

Đại biểu tham gia thảo luận. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội/ Phạm Thắng

Đại biểu tham gia thảo luận. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội/ Phạm Thắng

Chia sẻ về kinh nghiệm ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam, ông Jake Brunner, Trưởng đại diện Liên minh quốc tế bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên (IUCN) tại Việt Nam cho biết, IUCN hoạt động về thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam, tập trung vào Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên vì đây là những khu vực đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng lúa, tôm và cà phê toàn cầu. Để duy trì các loại cây trồng có khả năng chống chịu với khí hậu, ông Jake Brunner đề xuất cần có sự tham gia của các doanh nghiệp có năng lực kỹ thuật và tài chính để phát triển và tiếp thị các chuỗi giá trị mới.

Đại biểu tham gia thảo luận:

Đại biểu tham gia thảo luận. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội/ Phạm Thắng

Đại biểu tham gia thảo luận. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội/ Phạm Thắng

Tổng Thư ký APF Damien Cesselin về khung pháp lý ứng phó biến đổi khí hậu của APF. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội/ Phạm Thắng

Tổng Thư ký APF Damien Cesselin về khung pháp lý ứng phó biến đổi khí hậu của APF. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội/ Phạm Thắng

Ông Jérémie Adomaho – Đại biểu Quốc hội Bénin, Chủ tịch Mạng lưới nghị sĩ châu Phi vì sự phát triển. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội/ Phạm Thắng

Ông Jérémie Adomaho – Đại biểu Quốc hội Bénin, Chủ tịch Mạng lưới nghị sĩ châu Phi vì sự phát triển. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội/ Phạm Thắng

Ông Daouda Sidibé - Phó Chủ tịch các vấn đề nghị viện của APF. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội/ Phạm Thắng

Ông Daouda Sidibé - Phó Chủ tịch các vấn đề nghị viện của APF. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội/ Phạm Thắng

Đại biểu tham gia thảo luận. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội/ Phạm Thắng

Đại biểu tham gia thảo luận. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội/ Phạm Thắng

Đại biểu tham gia thảo luận. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội/ Phạm Thắng

Đại biểu tham gia thảo luận. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội/ Phạm Thắng

Linh Có - Phạm Thắng

Nguồn Quốc Hội: https://quochoi.vn//tintuc/pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?itemid=92347