Tăng cường kiểm tra, giám sát vùng trồng, cơ sở đóng gói để nông sản đạt chất lượng cao

Ở tỉnh ta, hoạt động hỗ trợ cấp MSVT, mã số CSĐG được thực hiện thí điểm từ năm 2019. Tính đến tháng 4/2021, trong tỉnh có 8 MSVT còn duy trì (nhãn, chuối, thanh long) với diện tích canh tác gần 80 ha và 7 mã số CSĐG quả tươi. Các vùng trồng được theo dõi, giám sát thường xuyên về các đối tượng sinh vật gây hại và việc đáp ứng các yêu cầu an toàn thực phẩm (ATTP). Sản phẩm đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường trong nước, từng bước hướng tới xuất khẩu.

 Năm 2020, 120 tấn nhãn Sơn Thủy (Kim Bôi) đảm bảo chất lượng được xuất khẩu sang Trung Quốc. Trải qua năm 2020 nhiều gian khó do thời tiết bất lợi và tác động của dịch Covid-19 ảnh hưởng đến năng suất, thị trường tiêu thụ sản phẩm, hiện nay, các hộ trồng thanh long ruột đỏ ở khu dân cư Quyết Tiến, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) phấn khởi đón mùa vụ mới có nhiều tín hiệu khả quan. Đáng nói, đây là nơi đã được cấp MSVT trên diện tích 7,8 ha với 5 hộ tham gia. Anh Vũ Ngọc Quang, trưởng nhóm cho biết: Để được cấp MSVT, trên toàn bộ diện tích, các hộ đều đưa vào trồng loại giống chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Quá trình canh tác không lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), phân bón hữu cơ được xử lý hoàn chỉnh, có nhật ký đồng ruộng đầy đủ, đặc biệt là nhật ký về xử lý thuốc BVTV, tuân thủ thời gian cách ly. Từ khi được cấp MSVT, diện tích trồng thanh long ruột đỏ của nhóm mang lại hiệu quả rất tốt. Sản phẩm đảm bảo chất lượng, ATTP nên có đầu ra thuận lợi do người tiêu dùng tin tưởng. Phương thức canh tác này vừa đảm bảo sức khỏe, môi trường sống cho người trồng, vừa bảo vệ người tiêu dùng. Do vậy, rất cần có cơ chế, chính sách để nhân ra diện rộng. Năm nay sản xuất được đánh giá khá thuận lợi, trên diện tích canh tác dự tính thu trên 300 tấn quả. Chúng tôi đang triển khai xây dựng kho lạnh, khu đóng gói để bảo quản sản phẩm được tốt, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Cũng như vùng sản xuất thanh long ruột đỏ ở Quyết Tiến, hiện nay, trong tỉnh đã có những diện tích được cấp MSVT như: 9,7 ha thanh long ruột đỏ ở khu Đồi, thị trấn Ba Hàng Đồi; diện tích trồng chuối của HTX sản xuất chế biến nông thủy sản Phú Cường - Sông Đà, xã Thịnh Minh (TP Hòa Bình); diện tích trồng và mã CSĐG quả tươi đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu của HTX dịch vụ nông nghiệp Sơn Thủy, xã Xuân Thủy (Kim Bôi)... Các vùng trồng được theo dõi, giám sát thường xuyên về đối tượng sinh vật gây hại và việc đáp ứng các yêu cầu ATTP. Đặc biệt, từ những vùng trồng được cấp mã số, trong năm 2020, đã có 120 tấn nhãn Sơn Thủy của huyện Kim Bôi và 180 tấn chuối của TP Hòa Bình được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Theo đánh giá của Sở NN&PTNT, quá trình quản lý, giám sát các MSVT và CSĐG trên địa bàn được cơ quan chuyên môn thực hiện theo đúng quy định. Tuy nhiên, sự hiểu biết về lợi ích và sử dụng MSVT, CSĐG đối với nhiều doanh nghiệp (DN), HTX, cá nhân sản xuất nông nghiệp còn hạn chế. Việc đăng ký cấp MSVT và CSĐG còn ít, đa số các mã số được cấp chưa sử dụng gắn trên bao bì hàng hóa. Một số nơi chính quyền địa phương chưa thực sự vào cuộc nên việc quản lý, giám sát các mã số được cấp và các DN đến thu mua, tiêu thụ, xuất khẩu hàng hóa còn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, UBND tỉnh đã phê duyệt các sản phẩm cam, quýt, bưởi, lúa chất lượng cao nằm trong danh mục sản phẩm chủ lực của tỉnh. Tỉnh cũng có nhiều sản phẩm đã, đang phát triển sản xuất hàng hóa như nhãn, thanh long, chuối, bí xanh, bí đỏ và có nhiều sản phẩm lợi thế vùng miền như: Mía tím, mía trắng, chè, cây gia vị, cây dược liệu… Tỉnh đặt mục tiêu, đến năm 2025, hỗ trợ cấp và quản lý khoảng 300 - 500 MSVT, tương ứng 3 - 5 nghìn ha canh tác và khoảng 50 CSĐG, trong đó ít nhất 10 cơ sở có đủ năng lực đóng gói hàng xuất khẩu. Có đủ cơ sở dữ liệu về MSVT, mã số CSĐG được số hóa và khai thác hiệu quả, phục vụ truy xuất nguồn gốc sản phẩm, kết nối giao thương và quảng bá thương hiệu… Để thực hiện mục tiêu này, rất cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ cấp MSVT cho sản phẩm trồng trọt chủ lực, lợi thế của tỉnh. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý, giám sát các MSVT và CSĐG, tạo thuận lợi cho việc theo dõi, kiểm soát tình hình sản xuất, chất lượng nông sản khi tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Theo đó, vừa qua, Sở NN&PTNT đã có văn bản đề nghị: UBND các huyện, thành phố chỉ đạo phòng NN&PTNT, phòng kinh tế thực hiện tốt vai trò quản lý Nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh tại vùng trồng và CSĐG được cấp mã số, đặc biệt là kiểm soát các DN, cá nhân thu mua quả tươi khi vào địa bàn để nắm bắt thông tin về số lượng, chủng loại hàng hóa tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; kịp thời phát hiện, ngăn chặn các trường hợp giả mạo mã số, sử dụng mã số không đúng quy định làm ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng nông sản của tỉnh. Chỉ đạo các Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp cập nhật kịp thời các mã số được cấp theo thông báo của Chi cục TT&BVTV, xây dựng kế hoạch và thực hiện chế độ điều tra, phát hiện sinh vật hại trên vùng trồng được cấp mã số. Huy động nguồn lực để hỗ trợ các hoạt động sản xuất, xây dựng CSĐG, thực hiện các mô hình điểm về cấp MSVT và CSĐG trên các vùng trồng cây chủ lực, lợi thế; tạo điều kiện cho các DN có uy tín về ký kết hợp đồng tiêu thụ hàng hóa nhằm tạo sự yên tâm cho các tổ chức, cá nhân đăng ký MSVT và CSĐG… Sở NN&PTNT cũng chỉ đạo Chi cục TT&BVTV tiếp nhận hồ sơ, tiến hành kiểm tra thực tế và nộp hồ sơ đề nghị cấp MSVT, CSĐG về Bộ NN&PTNT để làm cơ sở cấp mã số theo yêu cầu của nước nhập khẩu. Quản lý, giám sát vùng trồng và CSĐG đã được cấp mã số đảm bảo vùng trồng, CSĐG duy trì việc đáp ứng yêu cầu hoặc quy định của nước nhập khẩu; báo cáo và đề nghị Cục BVTV cấp, duy trì, thu hồi, hủy mã số đã cấp dựa trên kết quả kiểm tra, giám sát… Bình Giang

Năm 2020, 120 tấn nhãn Sơn Thủy (Kim Bôi) đảm bảo chất lượng được xuất khẩu sang Trung Quốc. Trải qua năm 2020 nhiều gian khó do thời tiết bất lợi và tác động của dịch Covid-19 ảnh hưởng đến năng suất, thị trường tiêu thụ sản phẩm, hiện nay, các hộ trồng thanh long ruột đỏ ở khu dân cư Quyết Tiến, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) phấn khởi đón mùa vụ mới có nhiều tín hiệu khả quan. Đáng nói, đây là nơi đã được cấp MSVT trên diện tích 7,8 ha với 5 hộ tham gia. Anh Vũ Ngọc Quang, trưởng nhóm cho biết: Để được cấp MSVT, trên toàn bộ diện tích, các hộ đều đưa vào trồng loại giống chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Quá trình canh tác không lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), phân bón hữu cơ được xử lý hoàn chỉnh, có nhật ký đồng ruộng đầy đủ, đặc biệt là nhật ký về xử lý thuốc BVTV, tuân thủ thời gian cách ly. Từ khi được cấp MSVT, diện tích trồng thanh long ruột đỏ của nhóm mang lại hiệu quả rất tốt. Sản phẩm đảm bảo chất lượng, ATTP nên có đầu ra thuận lợi do người tiêu dùng tin tưởng. Phương thức canh tác này vừa đảm bảo sức khỏe, môi trường sống cho người trồng, vừa bảo vệ người tiêu dùng. Do vậy, rất cần có cơ chế, chính sách để nhân ra diện rộng. Năm nay sản xuất được đánh giá khá thuận lợi, trên diện tích canh tác dự tính thu trên 300 tấn quả. Chúng tôi đang triển khai xây dựng kho lạnh, khu đóng gói để bảo quản sản phẩm được tốt, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Cũng như vùng sản xuất thanh long ruột đỏ ở Quyết Tiến, hiện nay, trong tỉnh đã có những diện tích được cấp MSVT như: 9,7 ha thanh long ruột đỏ ở khu Đồi, thị trấn Ba Hàng Đồi; diện tích trồng chuối của HTX sản xuất chế biến nông thủy sản Phú Cường - Sông Đà, xã Thịnh Minh (TP Hòa Bình); diện tích trồng và mã CSĐG quả tươi đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu của HTX dịch vụ nông nghiệp Sơn Thủy, xã Xuân Thủy (Kim Bôi)... Các vùng trồng được theo dõi, giám sát thường xuyên về đối tượng sinh vật gây hại và việc đáp ứng các yêu cầu ATTP. Đặc biệt, từ những vùng trồng được cấp mã số, trong năm 2020, đã có 120 tấn nhãn Sơn Thủy của huyện Kim Bôi và 180 tấn chuối của TP Hòa Bình được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Theo đánh giá của Sở NN&PTNT, quá trình quản lý, giám sát các MSVT và CSĐG trên địa bàn được cơ quan chuyên môn thực hiện theo đúng quy định. Tuy nhiên, sự hiểu biết về lợi ích và sử dụng MSVT, CSĐG đối với nhiều doanh nghiệp (DN), HTX, cá nhân sản xuất nông nghiệp còn hạn chế. Việc đăng ký cấp MSVT và CSĐG còn ít, đa số các mã số được cấp chưa sử dụng gắn trên bao bì hàng hóa. Một số nơi chính quyền địa phương chưa thực sự vào cuộc nên việc quản lý, giám sát các mã số được cấp và các DN đến thu mua, tiêu thụ, xuất khẩu hàng hóa còn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, UBND tỉnh đã phê duyệt các sản phẩm cam, quýt, bưởi, lúa chất lượng cao nằm trong danh mục sản phẩm chủ lực của tỉnh. Tỉnh cũng có nhiều sản phẩm đã, đang phát triển sản xuất hàng hóa như nhãn, thanh long, chuối, bí xanh, bí đỏ và có nhiều sản phẩm lợi thế vùng miền như: Mía tím, mía trắng, chè, cây gia vị, cây dược liệu… Tỉnh đặt mục tiêu, đến năm 2025, hỗ trợ cấp và quản lý khoảng 300 - 500 MSVT, tương ứng 3 - 5 nghìn ha canh tác và khoảng 50 CSĐG, trong đó ít nhất 10 cơ sở có đủ năng lực đóng gói hàng xuất khẩu. Có đủ cơ sở dữ liệu về MSVT, mã số CSĐG được số hóa và khai thác hiệu quả, phục vụ truy xuất nguồn gốc sản phẩm, kết nối giao thương và quảng bá thương hiệu… Để thực hiện mục tiêu này, rất cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ cấp MSVT cho sản phẩm trồng trọt chủ lực, lợi thế của tỉnh. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý, giám sát các MSVT và CSĐG, tạo thuận lợi cho việc theo dõi, kiểm soát tình hình sản xuất, chất lượng nông sản khi tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Theo đó, vừa qua, Sở NN&PTNT đã có văn bản đề nghị: UBND các huyện, thành phố chỉ đạo phòng NN&PTNT, phòng kinh tế thực hiện tốt vai trò quản lý Nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh tại vùng trồng và CSĐG được cấp mã số, đặc biệt là kiểm soát các DN, cá nhân thu mua quả tươi khi vào địa bàn để nắm bắt thông tin về số lượng, chủng loại hàng hóa tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; kịp thời phát hiện, ngăn chặn các trường hợp giả mạo mã số, sử dụng mã số không đúng quy định làm ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng nông sản của tỉnh. Chỉ đạo các Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp cập nhật kịp thời các mã số được cấp theo thông báo của Chi cục TT&BVTV, xây dựng kế hoạch và thực hiện chế độ điều tra, phát hiện sinh vật hại trên vùng trồng được cấp mã số. Huy động nguồn lực để hỗ trợ các hoạt động sản xuất, xây dựng CSĐG, thực hiện các mô hình điểm về cấp MSVT và CSĐG trên các vùng trồng cây chủ lực, lợi thế; tạo điều kiện cho các DN có uy tín về ký kết hợp đồng tiêu thụ hàng hóa nhằm tạo sự yên tâm cho các tổ chức, cá nhân đăng ký MSVT và CSĐG… Sở NN&PTNT cũng chỉ đạo Chi cục TT&BVTV tiếp nhận hồ sơ, tiến hành kiểm tra thực tế và nộp hồ sơ đề nghị cấp MSVT, CSĐG về Bộ NN&PTNT để làm cơ sở cấp mã số theo yêu cầu của nước nhập khẩu. Quản lý, giám sát vùng trồng và CSĐG đã được cấp mã số đảm bảo vùng trồng, CSĐG duy trì việc đáp ứng yêu cầu hoặc quy định của nước nhập khẩu; báo cáo và đề nghị Cục BVTV cấp, duy trì, thu hồi, hủy mã số đã cấp dựa trên kết quả kiểm tra, giám sát… Bình Giang

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/12/152836/tang-cuong-kiem-tra,-giam-sat-vung-trong,-co-so-dong-goi-de-nong-san-dat-chat-luong-cao.htm