Tăng cường kỷ luật, kỷ cương ngành thuế

Ðược giao nhiệm vụ thực hiện 4/10 chỉ số thành phần của Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), năm qua, ngành thuế quyết liệt thực hiện các chỉ số này và đến nay đạt được nhiều kết quả tích cực. Nhiều chỉ số tăng điểm, vượt hạng, song vẫn còn vài chỉ tiêu chuyển biến chưa tích cực, cần được cải thiện.

Cụ thể, 4 chỉ số thành phần mà ngành thuế được phân công chịu trách nhiệm thực hiện chính gồm: Tính minh bạch; Cạnh tranh bình đẳng; Chi phí thời gian thực hiện các quy định của Nhà nước; Chi phí không chính thức. Trong đó, có 5 chỉ tiêu mà ngành được phân công thực hiện.

Kết quả nổi bật nhất ghi nhận được chính là Chỉ số Tính minh bạch. Trong chỉ số này, ngành thuế chịu trách nhiệm chính 2 chỉ tiêu và đều được đánh giá chuyển biến tích cực. Cụ thể, chỉ tiêu “Thương lượng với công chức thuế là phần thiết yếu trong hoạt động kinh doanh” (với chỉ tiêu này, tỷ lệ phần trăm đồng ý càng thấp càng tốt), qua đánh giá năm 2023, có 39% đồng ý, thấp hơn so với năm 2022 (53%) và thấp hơn so với trung vị cả nước (43%), xếp hạng 23/63, tăng 8 bậc.

Cùng với đó, tăng đến 25 bậc là chỉ tiêu “Thỏa thuận về các khoản thuế phải nộp với công chức thuế giúp doanh nghiệp (DN) giảm được số thuế phải nộp”, xếp hạng 29/63 tỉnh, thành.

Ngoài ra, đáng phấn khởi hơn nữa là chỉ tiêu “Số giờ thanh tra, kiểm tra thuế mỗi cuộc” (số giờ càng thấp càng tốt), xếp thứ 3/63 tỉnh, thành, tăng 15 bậc so với năm 2022. Kết quả cho thấy, chỉ số này được đánh giá là 8 giờ, trong khi điểm trung vị cả nước đến 32 giờ.

Ngành thuế sẽ tăng cường kiểm tra nội bộ, kiểm tra đột xuất, kỷ luật, kỷ cương hành chính trong việc thực thi nhiệm vụ, công vụ của công chức thuế, nhất là đối với công chức thanh tra, kiểm tra thuế. (Ảnh: Công chức thuế Phòng Thanh tra, kiểm tra 2, Cục Thuế tỉnh).

Ngành thuế sẽ tăng cường kiểm tra nội bộ, kiểm tra đột xuất, kỷ luật, kỷ cương hành chính trong việc thực thi nhiệm vụ, công vụ của công chức thuế, nhất là đối với công chức thanh tra, kiểm tra thuế. (Ảnh: Công chức thuế Phòng Thanh tra, kiểm tra 2, Cục Thuế tỉnh).

Tuy nhiên, vẫn còn một số chỉ tiêu giảm điểm, tụt hạng. Trong đó, phải kể đến là chỉ tiêu “Miễn, giảm thuế thu nhập DN là đặc quyền dành cho các DN lớn” (thuộc Chỉ số Cạnh tranh bình đẳng), giảm đến 15 bậc. Chỉ tiêu này tỷ lệ phần trăm đồng ý càng thấp càng tốt, nhưng kết quả năm 2023 của Cà Mau được đánh giá 33%, cao hơn điểm trung vị cả nước (31%), xếp hạng 28/63 tỉnh, thành.

Ông Nguyễn Văn Bé, Phó cục trưởng Cục Thuế tỉnh, lý giải: “Tỉnh hiện có trên 90% DN quy mô nhỏ và vừa. Miễn, giảm thuế thu nhập DN hiện đối với các loại hình DN và quy mô DN nhỏ hay lớn đều được thực hiện theo Luật Thuế thu nhập DN, Luật Quản lý thuế và các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành; cấp tỉnh không quy định dành cho các DN lớn được hưởng đặc quyền về miễn, giảm thuế thu nhập DN so với các DN nhỏ và vừa”.

Ðáng chú ý là chỉ tiêu “Tỷ lệ DN trả chi phí không chính thức cho công chức thanh tra, kiểm tra thuế” năm 2023 mặc dù có chuyển biến, giảm 28% đồng ý (năm 2022 là 45%), nhưng vẫn chưa có sự chuyển biến tích cực. Chỉ tiêu này xếp hạng 41/63 tỉnh, thành.

Ông Nguyễn Văn Bé cho biết: “Trước hết, Cục Thuế sẽ chủ động rà soát, đánh giá lại từng chỉ tiêu mà ngành chịu trách nhiệm chính, để tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ DN, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh và tăng trưởng kinh tế”.

Theo đó, sẽ tăng cường, đẩy mạnh ứng dụng giao dịch điện tử trong quản lý thuế, thường xuyên tuyên truyền, hỗ trợ để DN trao đổi thông tin, thực hiện các thủ tục hành chính thuế bằng phương thức điện tử như qua hệ thống eTax, eTax Mobile, Trang thông tin điện tử của Cục Thuế, Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, Cổng dịch vụ công quốc gia...

Để cải thiện các chỉ số, chỉ tiêu, ngành thuế đẩy mạnh triển khai, hướng dẫn các chính sách pháp luật, thủ tục hành chính về miễm, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp để các doanh nghiệp nhỏ và vừa dễ dàng tiếp cận, thực hiện kê khai, thụ hưởng các chính sách ưu đãi về thuế.

Để cải thiện các chỉ số, chỉ tiêu, ngành thuế đẩy mạnh triển khai, hướng dẫn các chính sách pháp luật, thủ tục hành chính về miễm, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp để các doanh nghiệp nhỏ và vừa dễ dàng tiếp cận, thực hiện kê khai, thụ hưởng các chính sách ưu đãi về thuế.

Ðồng thời, áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế, nhất là công tác thanh tra, kiểm tra thuế để giảm số giờ thanh tra, kiểm tra thuế tại DN. Thường xuyên tổ chức đối thoại DN, tập huấn chính sách; chú trọng đến hiệu quả, chất lượng để phục vụ người nộp thuế một cách tốt nhất.

Ngoài ra, ngành thuế sẽ nâng cao chất lượng công tác thông tin tuyên truyền và hướng dẫn chính sách, pháp luật thuế đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới của công tác quản lý thuế.

“Tăng cường kiểm tra nội bộ, kiểm tra đột xuất về kỷ luật lao động, văn hóa công sở và thường xuyên kiểm tra tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong việc thực thi nhiệm vụ, công vụ của công chức thuế, nhất là đối với công chức thanh tra, kiểm tra thuế; nghiêm túc xử lý trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm liên đới đối với người đứng đầu đơn vị, người phụ trách đơn vị để xảy ra việc công chức thuộc quyền quản lý trực tiếp vi phạm”, ông Nguyễn Văn Bé kỳ quyết./.

Hồng Nhung

Nguồn Cà Mau: https://baocamau.vn/tang-cuong-ky-luat-ky-cuong-nganh-thue-a32856.html