Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn vệ sinh lao động

UBND tỉnh vừa ban hành văn bản thực hiện Kế hoạch 363-KH/TU của Ban thường vụ Tỉnh ủy về triển khai Chỉ thị 31-CT/TW của Ban Bí thư về tiếp tục Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh kiểm tra công tác an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp. ảnh: Lan Mai

Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh kiểm tra công tác an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp. ảnh: Lan Mai

Mục tiêu nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động (NLĐ) trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác ATVSLĐ và tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực quản lý nhà nước về công tác ATVSLĐ trên địa bàn tỉnh. Hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc, giảm ô nhiễm môi trường, hạn chế thấp nhất tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và triển khai có hiệu quả mô hình quản lý ATVSLĐ, xây dựng văn hóa an toàn lao động.

Mục tiêu trung bình hằng năm, giảm 4% tần xuất tai nạn lao động chất người; tăng 5% số người được khám bệnh nghề nghiệp; 5% số cơ sở, doanh nghiệp được quan trắc môi trường lao động. Đảm bảo 90% cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ Công đoàn các cấp được tập huấn, nâng cao năng lực quản lý về ATVSLĐ; trên 80% số NLĐ làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và người làm công tác y tế cơ sở được huyến luyện an toàn lao động. Trên 80% số làng nghề, hợp tác xã có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tiếp cận thông tin phù hợp về ATVSLĐ và 100% số vụ TNLĐ chết người được khai báo, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đối với công tác ATVSLĐ. Đổi mới nội dung, hình thực tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức chủ động đảm bảo ATVSLĐ cho cán bộ, công chức, người sử dụng lao động và NLĐ. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỷ năng phòng tránh TNLĐ, bệnh nghề nghiệp cho NLĐ ; quản lý sử dụng hiệu quả quỹ TNLĐ, bệnh nghề nghiệp và đẩy mạnh ứng dụng khoa học-công nghệ trong sản xuất, sử dụng thiết bị đảm bảo an toàn lao động, cả thiện môi trường, điều kiện làm việc cho NLĐ…

UBND tỉnh giao Sở Lao động, thương binh và xã hội chủ trì phối hợp các sở, ngành liên quan, các địa phương huấn luyện, tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về ATVSLĐ cho NLĐ và người sử dụng lao động; nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý ATVSLĐ cấp huyện, xã. Định kỳ tổ chức đối thoại các chính sách pháp luật về ATVSLĐ; chỉ đạo các trường nghề, cơ sở giáo dục rà soát, lồng ghép nội dung kỹ năng phòng ngừa TNLĐ, bệnh nghề nghiệp cho học viên. Bên cạnh đó, thực hiện công tác điều tra TNLĐ chết người, thanh, kiểm tra thường xuyên và đột xuất việc chấp hành các quy định về ATVSLĐ tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định của pháp luật, đảm bảo NLĐ được làm việc trong điều kiện an toàn.

Lan Mai

Nguồn Đồng Nai: https://baodongnai.com.vn/chinh-tri/202409/tang-cuong-su-lanh-dao-cua-dang-doi-voi-cong-tac-an-toan-ve-sinh-lao-dong-bbd4180/