Tảng đá bí ẩn hễ mưa là chuyển màu xanh, tuyết không thể phủ

Khi đến hồ nước Plescheevo nằm ở thành phố Pereslavl-Zaleski, Nga, mọi người sẽ nhìn thấy một tảng đá 'lạ' chuyển sang màu xanh khi trời mưa. Nó cũng không bao giờ bị phủ tuyết vào những tháng mùa Đông.

Hồ Plescheevo là một địa điểm du lịch nổi tiếng của thành phố Pereslavl-Zaleski, Nga. Không chỉ có phong cảnh tuyệt đẹp, hồ nước này thu hút sự quan tâm của du khách khi tồn tại một tảng đá "lạ".

Hồ Plescheevo là một địa điểm du lịch nổi tiếng của thành phố Pereslavl-Zaleski, Nga. Không chỉ có phong cảnh tuyệt đẹp, hồ nước này thu hút sự quan tâm của du khách khi tồn tại một tảng đá "lạ".

Tảng đá "lạ" nằm gần bờ hồ Plescheevo. Người dân địa phương gọi nó là tảng đá xanh biếc. Điều này xuất phát từ 2 lý do.

Tảng đá "lạ" nằm gần bờ hồ Plescheevo. Người dân địa phương gọi nó là tảng đá xanh biếc. Điều này xuất phát từ 2 lý do.

Đầu tiên là tảng đá không bao giờ bị phủ tuyết vào những tháng mùa Đông. Thứ hai là nó chuyển sang màu xanh biếc mỗi khi trời mưa.

Đầu tiên là tảng đá không bao giờ bị phủ tuyết vào những tháng mùa Đông. Thứ hai là nó chuyển sang màu xanh biếc mỗi khi trời mưa.

Tương truyền, tảng đá nặng khoảng 12 tấn này từng nằm trên đỉnh một ngọn núi nhỏ gần hồ Plescheevo. Một bộ tộc coi đó là núi thiêng và thường xuyên tổ chức tế lễ trên tảng đá.

Tương truyền, tảng đá nặng khoảng 12 tấn này từng nằm trên đỉnh một ngọn núi nhỏ gần hồ Plescheevo. Một bộ tộc coi đó là núi thiêng và thường xuyên tổ chức tế lễ trên tảng đá.

Tuy nhiên, vào khoảng thế kỷ 10 - 11, tảng đá màu xanh biếc bị đẩy từ trên đỉnh núi xuống bờ hồ Plescheevo. Trong những thế kỷ tiếp theo, một số người dân địa phương lui tới chỗ tảng đá, tổ chức lễ hội, đốt lửa và nhảy múa... vì tin rằng nó có khả năng chữa bệnh thần kỳ.

Tuy nhiên, vào khoảng thế kỷ 10 - 11, tảng đá màu xanh biếc bị đẩy từ trên đỉnh núi xuống bờ hồ Plescheevo. Trong những thế kỷ tiếp theo, một số người dân địa phương lui tới chỗ tảng đá, tổ chức lễ hội, đốt lửa và nhảy múa... vì tin rằng nó có khả năng chữa bệnh thần kỳ.

Đến cuối thế kỷ 17, tảng đá bị các nhà tu hành chôn vào trong lòng đất. Thế nhưng, 12 năm sau, nó lại xuất hiện trên mặt đất một cách kỳ lạ.

Đến cuối thế kỷ 17, tảng đá bị các nhà tu hành chôn vào trong lòng đất. Thế nhưng, 12 năm sau, nó lại xuất hiện trên mặt đất một cách kỳ lạ.

Khi xây một nhà thờ vào năm 1788, giới chức địa phương quyết định dùng tảng đá xanh biếc làm nền móng cho công trình. Khi xe trượt tuyết chở tảng đá qua mặt hồ Pleshcheevo đóng băng vào mùa Đông, lớp băng đột nhiên bị nứt khiến chiếc xe và tảng đá chìm xuống dưới.

Khi xây một nhà thờ vào năm 1788, giới chức địa phương quyết định dùng tảng đá xanh biếc làm nền móng cho công trình. Khi xe trượt tuyết chở tảng đá qua mặt hồ Pleshcheevo đóng băng vào mùa Đông, lớp băng đột nhiên bị nứt khiến chiếc xe và tảng đá chìm xuống dưới.

Trải qua thời gian, người dân phát hiện tảng đá "biết đi", ngày càng di chuyển tới gần bờ hơn. Nó nằm ở vị trí cách vị trí ban đầu khoảng 300m vào năm 1858.

Trải qua thời gian, người dân phát hiện tảng đá "biết đi", ngày càng di chuyển tới gần bờ hơn. Nó nằm ở vị trí cách vị trí ban đầu khoảng 300m vào năm 1858.

Trong suốt nhiều thập kỷ qua, giới chuyên gia nỗ lực giải mã tảng đá nặng khoảng 12 tấn đã "di chuyển" vào gần bờ như thế nào.

Trong suốt nhiều thập kỷ qua, giới chuyên gia nỗ lực giải mã tảng đá nặng khoảng 12 tấn đã "di chuyển" vào gần bờ như thế nào.

Một giả thuyết cho rằng, thủy lưu mạnh do tác động của một sông chảy vào hồ đã khiến tảng đá dịch chuyển. Thế nhưng, giới nghiên cứu vẫn chưa tìm được bằng chứng khoa học để chứng minh quan điểm này.

Một giả thuyết cho rằng, thủy lưu mạnh do tác động của một sông chảy vào hồ đã khiến tảng đá dịch chuyển. Thế nhưng, giới nghiên cứu vẫn chưa tìm được bằng chứng khoa học để chứng minh quan điểm này.

Mời độc giả xem video: Kỳ lạ hồ nước ở Trung Quốc dù khô cạn nhưng chứa toàn đá quý.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/tang-da-bi-an-he-mua-la-chuyen-mau-xanh-tuyet-khong-the-phu-2014376.html