Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt: Nên cân nhắc thời điểm áp dụng

Mới đây Bộ Tài chính Bộ Tài chính có tờ trình Chính phủ về đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Theo đó đề xuất điều chỉnh tăng mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt ( TTĐB) để tăng giá bán rượu, bia ít nhất 10% theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và lộ trình tăng thuế theo mức tăng thu nhập và lạm phát. Đã có nhiều ý kiến xung quanh vấn đề này, trong đó nhấn mạnh cần xem xét kỹ lưỡng thời điểm áp dụng, sau khi cân nhắc nhiều yếu tố.

Hiện đóng góp cho NSNN của ngành công nghiệp đồ uống tương đối cao và ổn định (từ 50.000 tỷ đồng đến 56.800 tỷ đồng/năm) – 1 con số đáng kể trong bối cảnh các doanh nghiệp trong nước đang cần phục hồi sau ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19. Đại diện các DN kiến nghị, cần cân nhắc thời điểm áp dụng hợp lý.

Tại Hội thảo khoa học “Góp ý xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)” do tạp chí Nhà đầu tư tổ chức, nhiều ý kiến cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, cần cân nhắc kỹ lộ trình của việc tăng thuế suất thuế TTĐB đối với rượu, bia. Bởi theo nhiều nghiên cứu, về dài hạn Việt Nam nên dần theo thông lệ quốc tế, tức là chuyển từ thuế tương đối sang thuế hỗn hợp rồi thuế tuyệt đối.

Tuy nhiên về nguyên tắc, cả 2 loại thuế này sẽ làm tăng giá tương đối của các dòng sản phẩm phân khúc phổ thông so với dòng sản phẩm phân khúc cao cấp. Từ đó tạo áp lực cạnh tranh lớn đối với các sản phẩm trong nước. Quan trọng hơn, tăng thuế cũng chưa hẳn là tăng thu ngân sách.

Trong bối cảnh khó khăn chung, để hỗ trợ DN, trong thời gian 1-2 năm tới không nên ban hành bất kỳ một quy định nào làm gia tăng chi phí, hoặc gánh nặng về mặt pháp lý cho DN. Trong trường hợp cần thiết, nên tính đến những phương án hỗ trợ DN trong việc tuân thủ quy định mới.

Mời quý vị và các bạn theo dõi thông tin chi tiết!

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/tang-thue-tieu-thu-dac-biet-nen-can-nhac-thoi-diem-ap-dung-181707.htm