Tạo ngân sách để quản lý chi tiêu: Nghe thì khó nhưng đọc 7 bước hướng dẫn dưới đây thì lại thấy rất đơn giản

Tạo ngân sách là bước đầu tiên cần thiết để kiểm soát tiền của bạn, vậy làm thế nào để có thể lập ngân sách hiệu quả?

Tạo ngân sách là bước đầu tiên cần thiết để kiểm soát tiền của bạn. Nhiều người phát hiện ra rằng họ đang chi tiêu nhiều hơn những gì họ nhận thấy, trong khi một số ít may mắn thì tiết kiệm nhiều hơn những gì họ biết.

Sau khi lập ngân sách, bạn sẽ thấy các khoản mà bạn có thể cắt giảm chi phí cũng như tìm hiểu số tiền bạn có thể tiết kiệm mỗi tháng cho các mục tiêu trong tương lai và bạn sẽ hiểu cách phân chia các khoản tiết kiệm đó cho các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của mình. Dưới đây là gợi ý các bước tạo ngân sách đầu tiên cho bạn,

1. Tưởng tượng tương lai tài chính của bạn

Đôi khi thật khó để nhớ lý do tại sao bạn muốn lập ngân sách cho đến khi bạn nghĩ về tất cả những việc bạn có thể làm khi đã tiết kiệm đủ tiền. Với tiền trong ngân hàng và kiểm soát chi tiêu của mình, bạn sẽ có tiền mặt dự phòng cho những trường hợp khẩn cấp, tiền cho kỳ nghỉ tiếp theo, có thêm tiền nếu bạn tình cờ phát hiện ra một đợt giảm giá lớn và cơ hội nghỉ hưu tốt hơn khi về già.

Có một tầm nhìn rõ ràng về ý nghĩa của tự do tài chính đối với bạn. Điều này sẽ giúp bạn bám sát ngân sách của mình khi khó khăn. Ảnh minh họa

Có một tầm nhìn rõ ràng về ý nghĩa của tự do tài chính đối với bạn. Điều này sẽ giúp bạn bám sát ngân sách của mình khi khó khăn. Ảnh minh họa

2. Thử công cụ lập ngân sách

Có nhiều chương trình và ứng dụng bạn có thể sử dụng để làm cho quá trình lập ngân sách dễ dàng hơn. Các ứng dụng có thể miễn phí hoặc có tính phí, vì vậy hãy so sánh các tính năng và chi phí để quyết định cái nào tốt nhất cho bạn. Nếu bạn cảm thấy thoải mái với bảng tính Excel, bạn cũng có thể tạo bảng tính của riêng mình, dựa vào bảng sao kê ngân hàng và thẻ tín dụng để điền số tiền và danh mục thu nhập và chi tiêu.

Các công cụ ngân sách sẽ hữu ích rất nhiều trong việc giúp bạn đề ra ngân sách và bám sát chúng. Ảnh minh họa

Các công cụ ngân sách sẽ hữu ích rất nhiều trong việc giúp bạn đề ra ngân sách và bám sát chúng. Ảnh minh họa

3. Xem xét các loại ngân sách

Ngân sách dựa trên số 0 và ngân sách 50-20-30 là hai phương pháp lập ngân sách phổ biến. Trong đó, ngân sách dựa trên số 0 - nghĩa là tất cả tiền vào và ra trong một thời kỳ cụ thể được hạch toán bằng 0. Điều đó không có nghĩa là bạn thổi bay từng đồng bạn kiếm được hàng tháng; chỉ đơn giản là bạn biết chính xác từng đồng đó bạn đã tiêu đi đâu, có thể là tiết kiệm, thực phẩm...

Ngân sách 50/20/30 - Ảnh minh họa

Ngân sách 50/20/30 - Ảnh minh họa

Ngân sách 50-20-30 giả định rằng bạn dành 50% thu nhập hàng tháng của mình cho các nhu cầu thiết yếu, chẳng hạn như nhà ở, điện nước, thực phẩm và phương tiện đi lại; 30% cho các tùy ý, như truyền hình cáp, vé xem phim và các bữa ăn tại nhà hàng; và 20% cho tiết kiệm và trả nợ.

Nếu bạn chọn loại ngân sách này, mục tiêu của bạn sẽ là giữ những gì bạn chi tiêu cho nhu cầu và mong muốn của mình trong tỷ lệ phần trăm được chỉ định, vì vậy bạn sẽ có 20% còn lại để đưa vào tài khoản tiết kiệm cho tương lai.

4. Xác định thu nhập hàng tháng của bạn

Nếu thu nhập duy nhất của bạn đến từ một công việc ổn định, thì việc tính thu nhập hàng tháng của bạn cũng đơn giản như nhìn vào phiếu lương mới nhất của bạn. Tính toán tiền mang về nhà hàng tháng của bạn sau thuế và các khoản khấu trừ khác. Nếu bạn tự kinh doanh, hãy cộng thu nhập ròng của bạn trong năm qua, trừ các khoản thuế ước tính và chia cho 12. Để chính xác hơn, hãy cộng thu nhập của bạn trong ba năm qua và chia cho 36.

Thêm thu nhập không thường xuyên hoặc thụ động, chẳng hạn như tiền thưởng, hoa hồng, cổ tức, thu nhập cho thuê và tiền bản quyền. Nếu bạn nhận được số tiền này hàng quý hoặc hàng năm, hãy tính trung bình để có được ước tính hàng tháng. Điều này sẽ giúp bạn thiết kế một ngân sách nhất quán không biến động hàng tháng.

5. Cộng chi phí hàng tháng

Khi bạn đang cố gắng xử lý các khoản chi tiêu hàng tháng của mình, bạn có thể thấy hữu ích khi chia chúng thành hai loại.

Chi phí cần thiết

Bao gồm các chi phí cần thiết là các hóa đơn bạn phải trả hàng tháng, bao gồm: tiền thuê hoặc thế chấp và các tiện ích, bảo hiểm và tiền nhà (điện, nước, phí thuê nhà nếu có), chi phí chăm sóc sức khỏe, khoản hoàn trả khoản vay tối thiểu, chẳng hạn như khoản vay ngân hàng và thẻ tín dụng, chi phí tạp hóa, xăng dầu và các chi phí bán cố định khác.

Chia hóa đơn hàng năm cho 12 tháng cho bất kỳ chi phí cần thiết nào phải trả hàng năm, chẳng hạn như thuế tài sản hoặc phí đăng ký xe. Điều đó sẽ cung cấp cho bạn chi phí mỗi tháng.

Chi phí tùy ý

Liệt kê các chi phí tùy ý của bạn như nhà hàng, giải trí, kỳ nghỉ, đồ điện tử và quà tặng. Bạn có thể xem lại năm trước của bảng sao kê thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ để tính toán chi tiêu tùy ý của mình. Cộng tất cả mọi thứ lên và chia cho 12 để tìm mức trung bình hàng tháng.

Tổng chi phí hàng tháng

Hãy luôn theo dõi chi phí mỗi tháng để biết tiền đã đi về đâu và bạn cần điều chỉnh ở đâu cho tháng tới. Ảnh minh họa

Hãy luôn theo dõi chi phí mỗi tháng để biết tiền đã đi về đâu và bạn cần điều chỉnh ở đâu cho tháng tới. Ảnh minh họa

Cộng tất cả số tiền hàng tháng và so sánh tổng chi phí với thu nhập của bạn. Nếu bạn chi tiêu nhiều hơn số tiền kiếm được, bạn sẽ cần thực hiện một số thay đổi. Nếu bạn kiếm được nhiều hơn số tiền mình chi tiêu, bạn đang có một khởi đầu tuyệt vời.

6. Cắt giảm chi phí

Nếu bạn chi tiêu nhiều hơn số tiền kiếm được, chi phí tùy ý của bạn phải là chi phí đầu tiên và dễ bị cắt nhất. Hãy mang theo một bữa trưa khi đi làm thay vì ăn ở ngoài, xem phim trực tuyến phim tại nhà thay vì đến rạp...

Chi phí cố định khó cắt giảm hơn, nhưng bạn có thể tiết kiệm hàng trăm bằng cách: tích trữ các mặt hàng không dễ hỏng khi chúng được bán giảm giá tại cửa hàng tạp hóa hoặc siêu thị và chọn đồ dễ hỏng theo những gì đang được giảm giá đặc biệt trong tuần đó...

7. Quyết định các ưu tiên tiết kiệm

Khi thu nhập của bạn cao hơn chi phí, hãy quyết định mục tiêu nào là quan trọng nhất đối với bạn. Các ưu tiên tiết kiệm của bạn nên thuộc ba loại:

Ngắn hạn: đi nghỉ mát, sửa xe

Trung hạn: đám cưới, quỹ đại học cho con bạn

Dài hạn: nghỉ hưu

Hãy luôn ưu tiên các khoản tiết kiệm của bạn và cố gắng tiết kiệm tối đa. Ảnh minh họa

Hãy luôn ưu tiên các khoản tiết kiệm của bạn và cố gắng tiết kiệm tối đa. Ảnh minh họa

Chia tiền tiết kiệm của bạn thành các tài khoản khác nhau dành riêng cho từng mục tiêu. Nếu bạn không có đủ tiền để tiết kiệm cho mọi loại mục tiêu, hãy bắt đầu với các mục tiêu dài hạn như xóa nợ và tiết kiệm cho hưu trí, sau đó đảm bảo bạn có quỹ khẩn cấp để trang trải chi phí ít nhất vài tháng.

Hong Tran

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/tao-ngan-sach-de-quan-ly-chi-tieu-nghe-thi-kho-nhung-doc-7-buoc-huong-dan-duoi-day-thi-lai-thay-rat-don-gian-22202181151639406.htm