Tào Tháo có 'Hổ Báo Kỵ', Lưu Bị có 'Bạch Nhị Binh' lợi hại không kém

Dưới trướng của Lưu Bị còn rất nhiều viên mãnh tướng khác có bản lĩnh và danh tiếng không hề thua kém Ngũ Hổ Tướng nhưng lại không được xuất hiện trong Tam Quốc Diễn Nghĩa.

Tào Tháo và Lưu Bị là hai người có thế lực mạnh nhất vào giai đoạn đầu của thời kỳ Tam Quốc.

Tào Tháo và Lưu Bị là hai người có thế lực mạnh nhất vào giai đoạn đầu của thời kỳ Tam Quốc.

Ngoài Ngũ Hổ Tướng, trong tay Lưu Bị còn rất nhiều mãnh tướng khác.

Ngoài Ngũ Hổ Tướng, trong tay Lưu Bị còn rất nhiều mãnh tướng khác.

Trần Đáo không được xuất hiện trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung vì trong tác phẩm này, nhân vật Triệu Vân (nhân vật hư cấu trong Tam Quốc diễn nghĩa) đã được "tổng hợp" cả vai trò, chiến tích và công trạng của cả nhân vật Trần Đáo và Triệu Vân trong lịch sử, do đó Trần Đáo không nhất thiết phải xuất hiện.

Hình ảnh Trần Đáo chỉ huy quân hộ vệ cưỡi ngựa trắng của Lưu Bị được chuyển qua cho Triệu Vân. Có thể thấy Trần Đáo tuyệt nhiên không phải người có bản lĩnh tầm thường.

Trần Đáo tên tự là Thúc Chí, người quận Nhữ Nam, Dự Châu. Danh tiếng của ông trong chính sử có thể nói không thua kém gì Triệu Vân (trong lịch sử), là một viên mãnh tướng nhà Thục Hán thời Tam Quốc.

Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Trần Đáo được hợp chung hình ảnh với Triệu Vân.

Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Trần Đáo được hợp chung hình ảnh với Triệu Vân.

Trần Đáo không được lập truyện trong Tam Quốc Chí và cũng không xuất hiện trong Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung tiên sinh, không phải vì ông không lợi hại, mà do hai nguyên nhân chính.

Thứ nhất, như đã giới thiệu bên trên, Trần Đáo là chỉ huy quân hộ vệ ngựa trắng dưới chướng của Lưu Bị. Nhánh quân này thường thực hiện những nhiệm vụ hết sức cơ mật, mà đối với những nhiệm vụ như thế sử sách có rất ít thông tin để ghi chép lại.

Nguyên nhân thứ hai từ chính Trần Đáo. Theo các nhà nghiên cứu sử học, trong "Tấn Thư" có viết về Trần Đáo như sau: "Trước khi Trần Đáo chuẩn bị để hai người Đinh Nghi và Đinh Dực lập truyện, ông đã tìm đến hậu nhân của hai người này, dùng một nghìn đấu gạo để nhờ họ lập cho ông một giai thoại đẹp. Hậu nhân của Đinh Nghi và Đinh Dực cự tuyệt hối lộ của Trần Đáo, khiến ông tức giận rồi không đồng ý để cho Đinh Nghi và Đinh Dực lập truyện về mình. Vì vậy mà các thông tin về ông không được ghi lại rõ ràng đầy đủ và dần bị phai mờ.

Theo Hoa Vũ/Đời Sống & Pháp Luật

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/tao-thao-co-ho-bao-ky-luu-bi-co-bach-nhi-binh-loi-hai-khong-kem/20191116044530314