Tập trung củng cố mạng lưới phòng, chống lao

Ngày Thế giới phòng, chống lao được tổ chức vào 24/3 hàng năm nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về những ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh lao, thúc đẩy nỗ lực chấm dứt bệnh lao trên toàn cầu. Chủ đề Ngày Thế giới phòng, chống lao năm 2022 là 'Giảm thiểu tác động của COVID-19- Tập trung nguồn lực- Tăng cường phát hiện bệnh lao'. Trước những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến tiến trình thanh toán bệnh lao, chủ đề trên nhấn mạnh năm 2022 sẽ là lúc để chúng ta giảm thiểu những tác động của dịch bệnh, thích ứng an toàn với dịch bệnh trong bối cảnh mới, đặc biệt là tập trung, huy động mọi nguồn lực cho công tác phòng, chống lao, trong đó tăng cường, chủ động sàng lọc, phát hiện sớm bệnh lao là một bước đi điển hình, đột phá, có ý nghĩa thiết thực trong bối cảnh hiện nay.

Người bệnh tại Bệnh viện Phổi tỉnh luôn được các nhân viên y tế thăm khám, chăm sóc tận tình, chu đáo.

(baophutho.vn) - Ngày Thế giới phòng, chống lao được tổ chức vào 24/3 hàng năm nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về những ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh lao, thúc đẩy nỗ lực chấm dứt bệnh lao trên toàn cầu. Chủ đề Ngày Thế giới phòng, chống lao năm 2022 là “Giảm thiểu tác động của COVID-19- Tập trung nguồn lực- Tăng cường phát hiện bệnh lao”. Trước những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến tiến trình thanh toán bệnh lao, chủ đề trên nhấn mạnh năm 2022 sẽ là lúc để chúng ta giảm thiểu những tác động của dịch bệnh, thích ứng an toàn với dịch bệnh trong bối cảnh mới, đặc biệt là tập trung, huy động mọi nguồn lực cho công tác phòng, chống lao, trong đó tăng cường, chủ động sàng lọc, phát hiện sớm bệnh lao là một bước đi điển hình, đột phá, có ý nghĩa thiết thực trong bối cảnh hiện nay.
Do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, tỉ lệ phát hiện bệnh nhân lao trên thế giới có xu hướng giảm. Việc giảm khả năng tiếp cận với chẩn đoán và điều trị lao đã dẫn đến gia tăng số ca tử vong lao. Ước tính năm 2020 có 1,3 triệu ca tử vong do lao. Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, là một trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới. Có hơn 172.000 người mắc bệnh và 10.400 người chết vì bệnh lao (báo cáo WHO năm 2020). Trong đó, 63% bệnh nhân lao thường, 98% bệnh nhân lao kháng thuốc, 70% người mắc lao ở trong độ tuổi lao động. Hàng năm, cả nước phát hiện và đưa vào điều trị hơn 100.000 người mắc lao, tuy nhiên, tỉ lệ bệnh nhân được phát hiện và báo cáo mới chỉ đạt 60%, có nghĩa tới 40% số bệnh nhân lao chưa được phát hiện hoặc phát hiện nhưng chưa được báo cáo trong cộng đồng.Tại tỉnh Phú Thọ, chương trình chống lao tiếp tục nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở; sự chỉ đạo chặt chẽ, kịp thời của Chương trình chống lao Quốc gia, Bệnh viện Phổi TƯ, Bệnh viện 74 TƯ, sở Y tế; sự phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị trong và ngoài ngành trên địa bàn. Chương trình chống lao có mạng lưới trải rộng từ tỉnh đến cơ sở với một bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh, 13/13 trung tâm y tế huyện, thị, thành có tổ chống lao, thiết lập phòng khám lao, 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn có cán bộ chuyên trách và cộng tác viên tại các khu dân cư. Bệnh viện Phổi đã được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị mới, góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị như: CT-scanner, hệ thống xe X-quang lưu động kỹ thuật số, máy thở, Monitor, máy NSPQ, máy khí dung siêu âm, máy siêu âm tim mạch, máy đo khí máu, máy điện giải đồ, siêu âm tại giường, máy tạo oxy, máy xét nghiệm sinh hóa, máy theo dõi chức năng sống... Hoạt động phòng, chống lao đã đạt được kết quả tích cực. Nhận thức của người dân về bệnh lao ngày càng được nâng lên, đa số người bệnh tuân thủ theo phác đồ điều trị, tỉ lệ người bệnh điều trị khỏi đạt 94%. Các công nghệ mới, thuốc mới, tiếp cận mới đã được Bệnh viện Phổi áp dụng hiệu quả, ngay cả với lao đa kháng và siêu kháng thuốc. Trên thực tế, những người tử vong do lao chủ yếu là do chưa được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm người mắc lao có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình thực hiện mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, trong những năm qua, Bệnh viện Phổi tỉnh Phú Thọ đã triển khai hiệu quả chương trình khám sàng lọc bệnh lao miễn phí trong cộng đồng cho những đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao. Qua đó, ngày càng có nhiều người bệnh lao được phát hiện và điều trị, góp phần hạn chế lây lan. Trung bình mỗi năm các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh phát hiện mới và đưa vào quản lý điều trị cho từ 650-750 người bệnh. Đặc biệt, công tác truyền thông, tư vấn trước và trong quá trình khám sàng lọc giúp người dân nâng cao ý thức chủ động phòng, phát hiện, điều trị sớm khi có dấu hiệu mắc bệnh lao. Bên cạnh đó, Bệnh viện hoàn toàn chủ động trong việc điều trị lao kháng thuốc, người bệnh không cần phải lên cơ sở y tế tuyến trên để điều trị. Nhờ chiến lược 2X (Xquang-Xpert), Bệnh viện Phổi đã có thể phát hiện sớm ca bệnh, đưa vào điều trị và cắt đứt nguồn lây của bệnh lao.Trong năm 2021, toàn tỉnh đã khám cho 24.807 người nghi lao, xét nghiệm đờm 13.388 trường hợp; thu nhận điều trị 496 bệnh nhân lao các thể; 100% trường hợp người bệnh lao mới được đưa vào quản lý và điều trị.Bệnh viện Phổi tỉnh Phú Thọ đã phối hợp với các trung tâm y tế huyện, thành, thị tổ chức các buổi sàng lọc cho 2.556 người dân tại 20 xã, phường, thị trấn trên địa bàn. Đã có 2.336 người được chụp phim, phát hiện 254 trường hợp có tổn thương phổi, 76 người được chẩn đoán, chỉ định điều trị lao (trong đó 16 trường hợp lao phổi AFB (+), 37 trường hợp hội chẩn, chẩn đoán lao phổi âm tính), phát hiện một trường hợp lao kháng thuốc. Thực hiện sàng lọc lao cho 1.489 là người lao động trong các công ty, nhà máy trên địa bàn tỉnh, phát hiện tám trường hợp có tổn thương phổi được tư vấn, khám và điều trị; khám sàng lọc lao tại Trại giam Tân Lập: Tổng số đối tượng sàng lọc, chụp phim Xquang 3.909 ca, phát hiện tổn thương phổi 188 ca, thu nhận điều trị 51 ca.Để có thể thanh toán bệnh lao vào năm 2030, tỉnh Phú Thọ tiếp tục tập trung củng cố mạng lưới phòng, chống lao các tuyến; đảm bảo duy trì thường xuyên, có chất lượng các hoạt động của chương trình triển khai tại bệnh viện và các tổ chống lao tuyến huyện; đẩy mạnh kết hợp y tế tư nhân trong hoạt động chống lao trên địa bàn. Tiếp tục triển khai thực hiện “Chiến lược 2X” trong phát hiện sớm bệnh lao, lao tiềm ẩn tại cộng đồng; tiếp tục triển khai hoạt động phát hiện chủ động bệnh lao ở người nhiễm HIV, khu vực trại giam, trung tâm cai nghiện. Bên cạnh đó, mở rộng quản lý lao kháng đa thuốc, tăng cường sàng lọc lao ở trẻ em bao gồm cả điều trị bệnh lao và điều trị dự phòng lao; đồng thời tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức và ý thức người dân trong việc phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời.

Lê Anh Hải

Nguồn Phú Thọ: http://baophutho.vn/suc-khoe-doi-song/202203/tap-trung-cung-co-mang-luoi-phong-chong-lao-183354