Tập trung tháo gỡ khó khăn về thị trường nông nghiệp
Mặc dù gặp nhiều khó khăn do bối cảnh khách quan, nhưng ngành nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng trong quý I/2023. Ngành cũng đặt mục tiêu trong quý II/2023, tăng trưởng giá trị gia tăng là 2,9 - 3,0%. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản khoảng 14 tỷ USD.
Tại buổi họp báo thường kỳ Quý I, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thông báo, 3 tháng đầu năm, ngành nông nghiệp, nông thôn thực hiện kế hoạch trong điều kiện thời tiết khá thuận lợi, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm được kiểm soát nhưng giá trị vật tư, nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp vẫn ở mức cao.
Tuy nhiên, ngành nông nghiệp đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai các giải pháp nhằm ổn định sản xuất, ứng phó với biến động thị trường, thời tiết, tăng cường đàm phán mở cửa thị trường nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nông sản. Nhờ vậy, nông nghiệp vẫn đạt tăng trưởng khá; đảm bảo đủ nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, góp phần ổn định xã hội và an sinh xã hội.
Một số lĩnh vực có điểm sáng về tăng trưởng như lĩnh vực trồng trọt. Theo đó, giá trị sản xuất trồng trọt tăng khoảng 1,21% so với cùng kỳ năm 2022, chiếm 59,5% tỷ trọng giá trị sản xuất của lĩnh vực nông nghiệp chung. Đóng góp vào tăng trưởng ngành trồng trọt là lúa gạo, "vừa được mùa, vừa được giá", trong đó, đến nay đã thu hoạch đạt 1.355,4 nghìn ha lúa, tăng 5,9%, năng suất bình quân đạt 67,1 tạ/ha, tăng 1,1 tạ/ha; sản lượng đạt khoảng 9,1 triệu tấn, tăng 7,6%. Nhóm rau quả tăng; nhóm cây công nghiệp cũng tăng.
Đáng chú ý với lĩnh vực chăn nuôi, chăn nuôi lợn đang gặp khó khăn do giá bán thịt hơi vẫn ở mức thấp trong khi giá nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi tăng cao.
Theo Bộ NNPTNT, việc xuất khẩu nông lâm thủy sản khó khăn trong những tháng đầu năm 2023 Bộ đã dự báo được tình hình từ cuối năm 2022.
“Các cơ quan phụ trách về vấn đề thị trường nông, lâm, thủy sản cần tăng cường vai trò đàm phán, kết nối, mở cửa thị trường, giải quyết tình trạng ách tắc tại cửa khẩu. Đây là lúc cải tiến toàn bộ công việc cho nhanh hơn, thông suốt hơn” - Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.
Nguyên nhân suy giảm do kinh tế toàn cầu năm 2023 dự báo tăng trưởng chậm lại; ảnh hưởng từ xung đột quân sự Nga - Ukraine; tình trạng lạm phát cao tại một số nước trên thế giới đã làm giảm nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu nhập khẩu. Thêm vào đó, do sau khi dịch bệnh COVIĐ-19 được kiểm soát, nhiều nước tái xuất khẩu nông sản và tăng cung trên thị trường; trong khi ở trong nước, nhiều doanh nghiệp chưa ký được đơn hàng xuất khẩu mới năm 2023.
Tại cuộc họp báo, những vấn đề phát triển nóng diện tích cây sầu riêng, vấn đề gỡ thẻ vàng thủy sản của Ủy ban châu Âu (EC) với hoạt động đánh bắt cá trái phép, không báo cáo và không được quản lý (IUU), vấn đề giá lợn hơi giảm mạnh cũng được đề cập đến….
Trong quý II/2023, mục tiêu tăng trưởng giá trị gia tăng toàn ngành nông nghiệp là 2,9 - 3,0%. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản khoảng 14 tỷ USD.
Theo lãnh đạo Bộ NN&PTNT, có hai khó khăn lớn nhất mà ngành nông nghiệp xác định là thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa - sức mua giảm. Ngành sẽ tập trung tháo gỡ hai khó khăn này.
Đối với vấn đề thị trường, ngành tăng cường hợp tác quốc tế, phát triển thị trường thúc đẩy tiêu thụ nông sản. Cụ thể, trong tháng 4/2023, ngành NN&PTNT đẩy mạnh phát triển thị trường, tháo gỡ rào cản, tạo thuận lợi cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; hỗ trợ doanh nghiệp ký kết đơn hàng xuất khẩu mới; tổ chức hội nghị các tỉnh biên giới về kết nối giao thương, thúc đẩy thương mại nông sản Việt Nam - Trung Quốc; tham gia chuỗi sự kiện quảng bá nông sản chủ lực của Việt Nam tại Vương quốc Anh, chuỗi sự kiện thực phẩm và đồ uống quốc tế tại Anh nằm trong dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ Việt Nam - Anh...
Đặc biệt, để đạt được mục tiêu này trong bối cảnh xuất khẩu sụt giảm mạnh trong quý I, thời gian tới, Bộ NNPTNT nắm bắt tình hình sản lượng các loại cây ăn quả chủ lực phục vụ xuất khẩu như thanh long, nhân xoài, sầu riêng, cây có mùi đề xuất chỉ đạo rải vụ cây trồng phù hợp với thị trưởng tiêu thụ, có giá bản tốt và hiệu quả kinh tế cao.
Bên cạnh đó là các biện pháp kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh; theo dõi sát diễn biển thị trường nguyên liệu, nguồn cung và giả nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi, có biện pháp chỉ đạo kịp thời tránh tình trạng tăng đột biến về giá cả. Bộ sẽ nghiên cứu, đề xuất kế hoạch xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (ngô, sẵn), tập trung vào một số khu vực có tiềm năng như Tây Nguyên, miền núi phía Bắc.