Tập trung triển khai các giải pháp phục hồi sản xuất, kinh doanh

Dịch bệnh kéo dài, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh gặp muôn vàn khó khăn. Không ít DN phải tạm dừng hoạt động, số DN đang hoạt động cũng ở tình trạng cầm cự. Phấn đấu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) ở mức cao nhất, Bình Dương đang quyết liệt đẩy lùi dịch bệnh, đồng thời tập trung triển khai các giải pháp phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Bình Dương đang quyết lit thc hin mc tiêu sm kim soát được dch bnh đ khôi phc các hot đng sn xut, kinh doanh. Trong nh: Hot đng sn xut ti Công ty TNHH URC Vit Nam, KCN VSIP I

Tháo g “đim nghn” cho DN

Mặc dù tỉnh và cộng đồng DN đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để tránh đứt gãy sản xuất như phương án “3 tại chỗ” hay “1 cung, 2 địa điểm”, tuy nhiên hiệu quả chưa thật sự đạt được như mong đợi. DN đang đối mặt với nhiều khó khăn như chi phí sản xuất tăng cao, đầu vào nguyên vật liệu và công suất giảm, thiếu hụt lao động do công nhân chưa trở lại…

Ông Mai Hùng Dũng, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh: Thực hiện các mục tiêu tăng trưởng trong những tháng cuối năm 2021 chủ yếu phụ thuộc vào việc phục hồi sản xuất, kinh doanh của DN. Tỉnh vẫn tạo mọi điều kiện cho DN hoạt động với điều kiện tuân thủ triệt để yêu cầu phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn, không để lây nhiễm trong nhà máy, DN. Trong thời điểm này, chính quyền, DN và người lao động cần tiếp tục đồng lòng để sớm đẩy lùi dịch bệnh, nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép”, duy trì tăng trưởng sản xuất, kinh doanh ở mức cao nhất.

Thực tế có nhiều DN sản xuất trong tỉnh đã có được các đơn hàng/hợp đồng (gỗ, dệt may, da giày) lớn từ đầu năm, tuy nhiên DN lại đối diện với tình trạng thiếu lao động hoặc phải thực hiện cách ly nên không đáp ứng được yêu cầu đơn hàng. Đại diện nhiều DN cho biết để cầm cự trước dịch bệnh, DN phải thu hẹp quy mô, cắt giảm lao động và một số bộ phận lao động tự ý bỏ việc do tâm lý lo sợ dịch bệnh. Điều này sẽ gây khó khăn rất lớn cho việc tìm kiếm nguồn lao động trở lại của các DN khi phục hồi sản xuất sau dịch bệnh, đặc biệt là đối với các ngành nghề yêu cầu lao động có tay nghề, chuyên môn nhất định như cơ khí, điện tử… Các DN đầu tư nước ngoài (FDI) còn gặp khó khăn với vấn đề nhập cảnh và việc gia hạn hoặc cấp giấy phép lao động cho chuyên gia nước ngoài.

Theo bà Trương Thị Thúy Liên, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Liên Phát, DN còn gặp khó khăn về tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, điều kiện của một số chính sách chưa bao quát hết các tình huống và chưa được hướng dẫn cụ thể nên số các DN tiếp cận các chính sách còn thấp, chưa tạo tác động rõ rệt. Các DN vẫn quan tâm đến việc đơn giản hóa các thủ tục, bảo đảm tính minh bạch, rõ ràng, nhất quán trong thực thi.

Ông Mai Bá Trước, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, cho rằng mục tiêu đầu tiên là sớm kiểm soát được dịch bệnh để khôi phục các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tiếp đó là hỗ trợ tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh để giảm thiểu tối đa số DN tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản do tác động bởi dịch bệnh.

Sn xut phi an toàn

Trong thời gian tới, để bảo đảm duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, đáp ứng giữ vững chuỗi cung ứng, tỉnh và các địa phương “vùng xanh” tiến hành chọn một số DN thí điểm tổ chức sản xuất, bảo đảm nhà trọ phải “xanh”, công nhân phải “xanh”, nhà máy phải “xanh”. Mô hình này sẽ tạo lối mở giúp DN giảm gánh nặng chi phí, đặc biệt là công nhân có thể sinh hoạt thoải mái hơn, an tâm bám nhà máy trong bối cảnh giãn cách kéo dài. Phương án này đang được các DN đồng tình ủng hộ.

Hiện Ban Quản lý các KCN tỉnh đang chủ trì phối hợp các đơn vị có liên quan, chủ đầu tư hạ tầng các KCN tiến hành rà soát thực tế, nghiên cứu và xây dựng, phê duyệt phương án sản xuất của DN trong KCN; triển khai mô hình sản xuất hoặc các tiêu chí sản xuất mới an toàn hơn, phù hợp hơn, khoa học hơn để thay thế các phương án “3 tại chỗ” và “1 cung đường, 2 địa điểm” theo hướng tạo lập các “cơ sở sản xuất xanh”, “nơi lưu trú xanh” và “cung đường di chuyển xanh”. Theo đó, DN chủ động tổ chức sản xuất an toàn (chủ động xét nghiệm, 5K + vắc xin, phương án xử lý F0, F1…); phối hợp chính quyền địa phương tham gia bố trí chỗ lưu trú cho công nhân an toàn; xây dựng lộ trình, phương tiện và điểm đón công nhân phù hợp và an toàn; triển khai thí điểm để từng bước điều chỉnh phù hợp với thực tế và đưa vào áp dụng khi trở lại với trạng thái “bình thường mới”.

Ông Bùi Minh Trí, Trưởng ban Quản lý các KCN tỉnh, cho biết về tổ chức sản xuất, các DN đang sản xuất theo phương án “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 địa điểm” tiếp tục được phép hoạt động trong KCN nhằm tạo điều kiện cho DN vừa phòng, chống dịch bệnh vừa sản xuất, hạn chế đứt gãy chuỗi sản xuất, ổn định việc làm cho người lao động trong môi trường sản xuất an toàn. Trước mắt, các DN vẫn phải tuyệt đối tuân thủ các yêu cầu và quy định phòng, chống dịch bệnh, tích cực tuyên truyền cho người lao động “ai ở đâu, ở yên đấy”, không di chuyển khỏi nơi sản xuất.

Trên tinh thn phn đấu thc hin tng ch tiêu, lĩnh vc mc cao nht, trước mt Bình Dương tn dng ti đa thi gian và ngun lc để phòng, chng dch bnh theo phương châm 4 ti ch vi tinh thn ch động, quyết lit, linh hot, sáng to; thn tc hơn na trong tiêm ph vc xin; nghiên cu chính sách h tr cho lao động ti các DN thc hin sn xut 3 ti chỗ” nhm gim gánh nng tài chính cho DN; bo v vng chc vùng xanh và tng bước xanh hóa mt s địa bàn kh thi; tp trung tiêm vc xin, trước mt ưu tiên công nhân lao động ca các DN bo đảm an toàn phòng, chng dch bnh và có nhu cu sn xut sm, sn xut hàng hóa quan trng có giá tr cao góp phn cung cp cho các chui cung ng.

NGỌC THANH

Nguồn Bình Dương: http://baobinhduong.vn/tap-trung-trien-khai-cac-giai-phap-phuc-hoi-san-xuat-kinh-doanh-a255141.html