Tất cả chúng sinh là mẹ

NSGN- Quán tất cả chúng sanh là mẹ, là một pháp quán trong việc phát triển tâm Bồ-đề.

Không có một chúng sanh nào có thể chắc chắn rằng không phải là mẹ của bạn trong quá khứ - Ảnh minh họa

Lisa Erckson, một hành giả Phật giáo Kim Cang Thừa và Thiền,viết:

“Đây là một giáolý sâu xa, thoạt nhìn qua thấy như nói về việc tái sanh, tuy nhiên thật sự nó rộnglớn hơn. Nó giúp chúng ta nhận ra sự kết nối của chúng ta với tất cả chúngsanh, và qua đó đánh thức tâm từ bi tự nhiên của chúng ta, và nó đẩy chúng ta vềhướng giác ngộ”. (All beings have been our mother).

Ngài Geshe Kelsan Gyatso hướng dẫn việc phát triển tâm Bồ-đề bằng việc thiềnquán về sáu điều, mà theo ngài được truyền bá sâu rộng ở Ấn Độ và Tây Tạng, nhưsau:

a. Coi tất cảchúng sanh là mẹ.

b. Nghĩ nhớ đếntâm từ mẫn của tất cả những bà mẹ chúng sanh.

c. Đáp đền sự từmẫn này.

d. Phát triểnlòng thương yêu.

e. Phát triểntâm đại từ bi.

f. Thực hành đạinguyện (Bồ-đề tâm).

(Teachings onKindness to Mothers from: Geshe Kelsan Gyatso. Meaningful to Behold: View,Meditation and Action in Mahayana Buddhism. An oral commentary to Shantideva’s AGuide to the Bodhisattva’s Way of Life (Bodhicharyavatara).

Theo giáo lý nhà Phật, chúng ta và tất cả chúng sanh đã lăn lộn trong vốsố cuộc luân hồi, không có điểm khởi đầu cũng không có điểm cuối. Vì vậy số mẹsinh ra chúng ta cũng vô tận. Và nói như Đức Dalai Lama, chúng ta không biết chắc chúng sanh nào không phải là mẹ củachúng ta trong quá khứ:

“...suy nghĩ vềnhững kiếp sống không có khởi đầu trong vòng tròn hiện hữu này, và rằng qua nhiêùkiếp sống bạn đã tùy thuộc vào những người mẹ. Không có một chúng sanh nào cóthể chắc chắn rằng không phải là mẹ của bạn trong quá khứ”. (Developing theMind of Great Capacity, published in Shambhala Sun magazine).

Và ngay trong hiệntại, chúng ta đã và đang được sanh ra bằng toàn thể vũ trụ, thể chất cũng nhưtinh thần. Thân thể, tâm hồn, trí óc của chúng ta được nuôidưỡng bằng thực phẩm hữu hình và vô hình của toàn thế giới hay nói rộng ra làtoàn thể vũ trụ. Chúng ta được nuôi dưỡng và sinh hoạt bằng vô số nhân duyêntrong toàn vũ trụ. Cả vũ trụ là mẹ của chúng ta. Tất cả chúng sanh là mẹ củachúng ta.

Trong cơ thể củachúng ta, có nồi cơm điện từ tay những người thợ, nhà phát minh, nhà sản xuất,kỹ sư... nhiều nơi thế giới. Các loại thực phẩm nuôi dưỡng cơ thểvà trí óc của chúng được làm ra do nhiều bàn tay và được trao đổi khắp thế giới. Chúng ta hítthở không khí được trao đổi với tất cả chúng sanh trong vũ trụ. Đời sống tinhthần phong phú của chúng ta có được từ những khám phá, sàng lọc, trao truyền từkhắp nơi trên thế giới, trải qua nhiều thế hệ...

Tóm lại, tất cả chúng ta tuy là riêng lẻ và độc lập, nhưng đồng thời, tấtcả chúng ta gắn bó tươngquan nhau. Chúng ta là một. Chúng ta thật sự là con của tất cả chúng sanh, màcũng là mẹ của tất cả chúng sanh. Trong mỗi chúng ta có tất cả chúng sanh.Trong mỗi và tất cả chúng sanh có chúng ta.

Nói riêng về mẹ:

Trong kinh Kinhtừ (Metta Sutta), Đức Phật dùng tâm người mẹ để dạy các vị Tỳ-kheo, nói lêntình thương bao la sâu thẳm của người mẹ:

“Giống như ngươìmẹ trong khổ nạn của cuộc đời,

Thương yêu và bảovệ con trai duy nhất của mình.

Cũng vậy, vị Tỳ-kheotu tập tình thương rộng lớn

Ðối vơítất cả chúngsinh...".

Trong kinh SamyuttaN., I. p. 37, chúng ta được đọc: “Một lần có vị trời đến hỏi Đức Phật:‘Ai là người thân thiết nhất trong gia đình?’, Đức Phật trả lời khôngdo dự: ‘Mẹ là người thân thiết nhất trong gia đình’”.

Khi cảm nhận đượctình thương và những ân đức sâu dày của người mẹ, và biết rằng tất cả chúngsanh đều đã từng là mẹ của mình, đã chăm sóc bảo bọc mình qua vô lượng kiếp,chúng ta cảm nhận được lòng lân mẫn sâu xa của tất cả chúng sanh, thấy có bổnphận phải đáp đền.Và khi biết rằng những người mẹ của mình đang đau khổ trong sinh tử luân hồi,có người vì bảo vệ mình mà tạo nghiệp ác phải đọa vào ác đạo, dù là người bìnhthường cũng không thể cam tâm.

Theo kinh Tăng chi bộ, công ơn cha mẹ không thể đáp đền bằng hạnhphúc thế gian, mà chỉ có thể đáp đền bằng việc hướng cha mẹ đến con đường hànhthiện giải thoát:

Có hai hạng người, này các Tỳ-kheo, Ta nói không thể trả ơn được. Thế nàolà hai? Mẹ và cha. Nếu một bên vai cõng mẹ, này các Tỳ-kheo, nếu một bên vaicõng cha, làm vậy suốt trăm năm, cho đến trăm tuổi; nếu đấm bóp, thoa xức, tắmrửa, xoa gội, và dầu tại đấy, mẹ cha có vãi tiểu tiện đại tiện, như vậy, nàycác Tỳ-kheo, cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha. Hơn nữa, này các Tỳ-kheo,nếu có an trí cha mẹ vào quốc độ với tối thượng uy lực, trên quả đất lớn với bảybáu này, như vậy, này các Tỳ-kheo, cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha. Vìcớ sao? Vì rằng, này các Tỳ-kheo, cha mẹ đã làm nhiều cho con cái, nuôi nấng,nuôi dưỡng chúng lớn, giới thiệu chúng vào đời này. Nhưng này các Tỳ-kheo, ai đôívới cha mẹ không có lòng tin, khuyến khích, hướng dẫn an trú các vị ấy vào lòngtin; đối với mẹ cha theo ác giới, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vàothiện giới; đối với mẹ cha xan tham, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị âývào bố thí; đối với mẹ cha theo ác trí tuệ, khuyến khích, hướng dẫn, an trú cácvị ấy vào trí tuệ. Cho đến như vậy, này các Tỷ-kheo, là làm đủ và trả ơn đủ mẹvà cha. (Tăng chi bộ kinh, HT.Thích Minh Châu, chương 2, phẩm Tâmthăng bằng).

Một con đường đểcứu thoát cho tất cả những người mẹ quá khứ cũng như hiện tại và tương lai củachúng ta là quy y Tam bảo và phát tâm Bồ-đề, tâm hướng về sự giác ngộ để cứu độchúng sanh. Đó là con đường duy nhất - đạt được trí tuệ toàn mãn và từ bi toànkhắp - để tự cứu và cứu những chúng sanh khác.

Ngài Karmapa thứ17 có lời khuyên cho chúng ta:

“Khi chúng ta tutập thiền quán về từ bi, nếu chỉ cảm nhận từ bi ở trong tâm thì chưa đủ. Chúngta cần đẩy sự tu tập đó đến mức độ sâu nhất có thể, chúng ta cần phải quán chiêúvề sự đau khổ của chúng sanh trong sáu đường luân hồi. Những chúng sanh đang chịusự đau khổ cùng cực này cũng là những cha mẹ của chúng ta trong quá khứ, hiện tạivà tương lai.

Vì chúng ta liênhệ mật thiết với tất cả chúng sanh, chúng ta có thể tiến xa hơn vào mối liên hệđó để mang đến lợi lạc cho họ. Mối liên hệ tuyệt vời nhất chúng ta có thể thựchiện là trau dồi lòng từ bi đến với họ và nghĩ cách làm cho họ giảm bớt khổđau. Quán chiếu mối quan hệ giữa chúng ta và họ, chúng ta phải tiến đến một mứcđộ không thể chịu được khi thấy họ phải chịu sự đau khổ lâu hơn. Lòng từ bi lớn lao này rất quantrọng. Không có nó, chúng ta có thể cảm nhận từ bi trong tâm chúng ta, nhưng cảmnhận này sẽ không làm phát sinh sức mạnh toàn bộ của từ bi. Nó không thể tạo ranền tảng một sự tu tập toàn diện.” (“Sức mạnh của đại từ bi - BuddhadharmaSummer 2008).

Tóm lại, quán tất cảchúng sanh là mẹ cho chúng ta bước vào tánh nhất thể bình đẳng là đại bi vàtánh Không để tự lợi và lợi tha, đồng thời trả ơn cho tất cả những người mẹtrong quá khứ, hiện tại và tương lai của chúng ta. Nhất thể là chỗ mà trong sâuthẳm của mỗi chúng sanh đều hướng đến trong ý chí tìm về sự toàn vẹn. Nhu cầu hợpnhất, nhu cầu một là nhu cầu của tất cả chúng sanh. Chỉ nơi đó mới thật sự cógiải thoát, bình an.

Thị Giới

Nguồn Giác ngộ: https://giacngo.vn//nguyetsan/triethoc/2019/09/05/5e72ca/