Tàu đổ bộ tấn công 40.000 tấn của Mỹ là mục tiêu đánh chìm trong RIMPAC 2024

Mỹ sẽ sử dụng tàu đổ bộ tấn công 40.000 tấn làm mục tiêu để đánh chìm trong cuộc tập trận hải quân Vành đai Thái Bình Dương - RIMPAC 2024.

Hải quân Mỹ ngày 11/6 thông báo cho biết, cuộc tập trận chung hàng hải đa quốc gia RIMPAC 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 6 với việc tàu đổ bộ tấn công USS Tarawa được sử dụng làm mục tiêu để đánh chìm.

Hải quân Mỹ ngày 11/6 thông báo cho biết, cuộc tập trận chung hàng hải đa quốc gia RIMPAC 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 6 với việc tàu đổ bộ tấn công USS Tarawa được sử dụng làm mục tiêu để đánh chìm.

Các nhà phân tích tin rằng, cuộc tập trận tới đây sẽ không chỉ kiểm tra hiệu quả tấn công thực tế của nhiều loại vũ khí chống hạm khác nhau, mà còn mang đến "cơ hội hiếm hoi để kiểm tra khả năng chịu đòn của các siêu chiến hạm của Mỹ".

Các nhà phân tích tin rằng, cuộc tập trận tới đây sẽ không chỉ kiểm tra hiệu quả tấn công thực tế của nhiều loại vũ khí chống hạm khác nhau, mà còn mang đến "cơ hội hiếm hoi để kiểm tra khả năng chịu đòn của các siêu chiến hạm của Mỹ".

Cuộc tập trận RIMPAC 2024 kéo dài từ ngày 26/6 đến ngày 2/8 có sự tham gia của 40 tàu mặt nước, 3 tàu ngầm, hơn 150 máy bay đến từ 29 quốc gia và vùng lãnh thổ, tổng quân số lên tới 25.000 người.

Cuộc tập trận RIMPAC 2024 kéo dài từ ngày 26/6 đến ngày 2/8 có sự tham gia của 40 tàu mặt nước, 3 tàu ngầm, hơn 150 máy bay đến từ 29 quốc gia và vùng lãnh thổ, tổng quân số lên tới 25.000 người.

Màn đánh chìm tàu tấn công đổ bộ USS Tarawa sẽ là phần cuối hoành tráng. Đây cũng là lần đầu tiên sau gần hai thập kỷ, Hải quân Mỹ sử dụng một tàu lớn đã loại biên làm tàu mục tiêu.

Màn đánh chìm tàu tấn công đổ bộ USS Tarawa sẽ là phần cuối hoành tráng. Đây cũng là lần đầu tiên sau gần hai thập kỷ, Hải quân Mỹ sử dụng một tàu lớn đã loại biên làm tàu mục tiêu.

Trước đó vào năm 2005, siêu tàu sân bay USS America (CV-66) lượng giãn nước 82.000 tấn cũng được sử dụng làm mục tiêu để đánh chìm.

Trước đó vào năm 2005, siêu tàu sân bay USS America (CV-66) lượng giãn nước 82.000 tấn cũng được sử dụng làm mục tiêu để đánh chìm.

Tàu đổ bộ tấn công USS Tarawa được Hải quân Mỹ đưa vào sử dụng từ năm 1976, chủ yếu được triển khai ở Tây Thái Bình Dương - Trung Đông.

Tàu đổ bộ tấn công USS Tarawa được Hải quân Mỹ đưa vào sử dụng từ năm 1976, chủ yếu được triển khai ở Tây Thái Bình Dương - Trung Đông.

USS Tarawa từng tham gia Chiến tranh vùng Vịnh, Chiến tranh Afghanistan cũng như Chiến tranh Iraq.

USS Tarawa từng tham gia Chiến tranh vùng Vịnh, Chiến tranh Afghanistan cũng như Chiến tranh Iraq.

Với lượng giãn nước đầy tải lên tới 40.000 tấn, con tàu này chuyên thực hiện các nhiệm vụ đổ bộ bãi biển truyền thống, đồng thời cũng sử dụng boong rộng phục vụ trực thăng hạng nặng cất hạ cánh, thực hiện các hoạt động đổ bộ thẳng đứng.

Với lượng giãn nước đầy tải lên tới 40.000 tấn, con tàu này chuyên thực hiện các nhiệm vụ đổ bộ bãi biển truyền thống, đồng thời cũng sử dụng boong rộng phục vụ trực thăng hạng nặng cất hạ cánh, thực hiện các hoạt động đổ bộ thẳng đứng.

Sau khi ngừng hoạt động vào năm 2009, tàu đổ bộ tấn công USS Tarawa neo đậu tại đảo Ford ở Trân Châu Cảng, quần đảo Hawaii, Mỹ.

Sau khi ngừng hoạt động vào năm 2009, tàu đổ bộ tấn công USS Tarawa neo đậu tại đảo Ford ở Trân Châu Cảng, quần đảo Hawaii, Mỹ.

Tấn công đánh chìm tàu mục tiêu là một phần quan trọng của cuộc tập trận RIMPAC, nhưng các tàu mục tiêu bị đánh chìm trước đây thường là loại giãn nước nhỏ vài ngàn tấn.

Tấn công đánh chìm tàu mục tiêu là một phần quan trọng của cuộc tập trận RIMPAC, nhưng các tàu mục tiêu bị đánh chìm trước đây thường là loại giãn nước nhỏ vài ngàn tấn.

Việc tàu tấn công đổ bộ USS Tarawa lượng giãn nước 40.000 tấn sẽ là tàu mục tiêu lớn nhất được Hải quân Mỹ sử dụng cho các cuộc tập trận đánh chìm trong khuôn khổ RIMPAC.

Việc tàu tấn công đổ bộ USS Tarawa lượng giãn nước 40.000 tấn sẽ là tàu mục tiêu lớn nhất được Hải quân Mỹ sử dụng cho các cuộc tập trận đánh chìm trong khuôn khổ RIMPAC.

Việc đánh chìm tàu tấn công đổ bộ USS Tarawa sẽ mang đến cho Hải quân Mỹ nhiều dữ liệu quý giá như thông tin về vũ khí diệt hạm cũng như sức chống chọi của những chiến hạm lớn.

Việc đánh chìm tàu tấn công đổ bộ USS Tarawa sẽ mang đến cho Hải quân Mỹ nhiều dữ liệu quý giá như thông tin về vũ khí diệt hạm cũng như sức chống chọi của những chiến hạm lớn.

Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến các cuộc tập trận RIMPAC phải có màn thực hành diễn tập "đánh chìm" tàu mục tiêu.

Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến các cuộc tập trận RIMPAC phải có màn thực hành diễn tập "đánh chìm" tàu mục tiêu.

Hải quân Mỹ đang mong muốn tìm hiểu khả năng sống sót của các tàu mặt nước lớn truyền thống, khi đối mặt với những vũ khí chống hạm tiên tiến.

Hải quân Mỹ đang mong muốn tìm hiểu khả năng sống sót của các tàu mặt nước lớn truyền thống, khi đối mặt với những vũ khí chống hạm tiên tiến.

Các đối thủ tiềm tàng mà Hải quân Mỹ lo ngại đều đang phát triển nhanh chóng về các loại vũ khí chống hạm.

Các đối thủ tiềm tàng mà Hải quân Mỹ lo ngại đều đang phát triển nhanh chóng về các loại vũ khí chống hạm.

Vì vậy, Lầu Năm Góc có lý do để lo ngại về khả năng sống sót của siêu tàu sân bay khi đương đầu với các đối thủ, chính vì vậy việc dùng tàu USS Tarawa làm mục tiêu để thu thập dữ liệu quý giá là điều cần thiết.

Vì vậy, Lầu Năm Góc có lý do để lo ngại về khả năng sống sót của siêu tàu sân bay khi đương đầu với các đối thủ, chính vì vậy việc dùng tàu USS Tarawa làm mục tiêu để thu thập dữ liệu quý giá là điều cần thiết.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/tau-do-bo-tan-cong-40000-tan-cua-my-la-muc-tieu-danh-chim-trong-rimpac-2024-post579989.antd