Tàu hộ vệ tên lửa Nga dễ dàng bắn nổ xuồng tự sát

Bộ Quốc phòng Nga thông báo hai tàu hộ vệ tên lửa nước này dùng vũ khí thông thường để bắn nổ ba xuồng tự sát của đối phương ở Biển Đen, khi chúng tìm cách tiếp cận để tấn công.

"Lực lượng vũ trang đối phương vừa sử dụng ba xuồng tự sát không người lái trong nỗ lực bất thành nhằm tấn công tàu hộ vệ tên lửa Sergey Kotov và Vasily Bykov, thuộc Hạm đội Biển Đen", Bộ Quốc phòng Nga ngày 1/8 thông báo.

Được biết hai con tàu bị tấn công khi chúng đang làm nhiệm vụ kiểm soát hàng hải ở tây nam Biển Đen, cách Sevastopol 340 km.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết thủy thủ đoàn tàu hộ vệ tên lửa Sergey Kotov và Vasily Bykov dùng vũ khí thông thường "phá hủy cả ba xuồng tự sát của đối phương".

"Các tàu Sergey Kotov và Vasily Bykov sau đó tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ được giao", Bộ Quốc phòng Nga nhấn mạnh.

Tàu hộ vệ tên lửa Vasily Bykov - Dự án 22160 được thiết kế với nhiều góc cạnh nhằm tăng khả năng tán xạ sóng radar, mang lại mức độ tàng hình rất cao.

Các tàu của Dự án 22160 kết hợp khả năng đi biển và hỏa lực mạnh mẽ của tàu tuần dương.

Điều này được giải thích do tính linh hoạt khi sử dụng trong chiến trận: bảo vệ vùng lãnh hải và căn cứ hải quân, tuần tra vùng đặc quyền kinh tế 200 dặm, hộ tống các tàu chở hàng.

Nhà sản xuất cho biết, lớp chiến hạm này có lượng giãn nước trong khoảng 1.300 - 1.700 tấn (tùy phiên bản) với chiều dài 94 m; chiều rộng 14 m; mớn nước 3,4 m; thủy thủ đoàn 80 người.

Hệ thống động lực có sự tùy chọn giữa CODAG (kết hợp diesel - turbine khí) hoặc CODAD (kết hợp diesel - diesel) cho tốc độ tối đa 25 - 30 hải lý/h, tầm hoạt động 6.000 hải lý khi chạy ở vận tốc kinh tế 16 hải lý/h, thời gian bám biển liên tục 60 ngày.

Vỏ tàu có hình dạng góc cạnh nhỏ gọn, cấu trúc thượng tầng được thiết kế với việc sử dụng công nghệ tàng hình. Và tầng trên được bảo vệ bởi lớp phủ composite trong suốt đặc biệt.

Cảm biến chính của tàu là radar Pozitiv-ME1 hoạt động trên băng tần X, có thể phát hiện cùng lúc 50 mục tiêu trong phạm vi 150 km, đi kèm radar dẫn đường NRS PAL-N, hệ thống gây nhiễu điện tử TC-25E, bệ phóng mồi bẫy gây nhiễu PK-10.

Về vũ khí trang bị, tàu được trang bị rất mạnh với việc lắp pháo AK-176MA với tháp pháo thiết kế theo dạng tàng hình hóa.

Về vũ khí trang bị, tàu được trang bị rất mạnh với việc lắp pháo AK-176MA với tháp pháo thiết kế theo dạng tàng hình hóa.

Ngay sau pháo chính là cụm bệ phóng thẳng đứng (VLS) 3S90E của đạn tên lửa phòng không tầm trung đa kênh Shtil-1, có thể mang tên lửa đánh chặn 9M96 Redut.

Ngay sau pháo chính là cụm bệ phóng thẳng đứng (VLS) 3S90E của đạn tên lửa phòng không tầm trung đa kênh Shtil-1, có thể mang tên lửa đánh chặn 9M96 Redut.

Phía đuôi tàu là cụm VLS đa năng UKSK có thể triển khai tên lửa chống hạm hoặc tên lửa đối đất và cả tên lửa chống ngầm.

Phía đuôi tàu là cụm VLS đa năng UKSK có thể triển khai tên lửa chống hạm hoặc tên lửa đối đất và cả tên lửa chống ngầm.

Kết cấu module còn cho phép thay thế cụm ống phóng UKSK bằng container của tên lửa Klub-K, Uran-K hoặc ống phóng ngư lôi hạng nhẹ Paket-NK cỡ 330 mm.

Kết cấu module còn cho phép thay thế cụm ống phóng UKSK bằng container của tên lửa Klub-K, Uran-K hoặc ống phóng ngư lôi hạng nhẹ Paket-NK cỡ 330 mm.

Chiến hạm Dự án 22160 còn được lắp đặt thiết bị định vị thủy âm MGK-335EM, hệ thống phát hiện người nhái dưới nước AGS Pallada, 2 súng phóng lựu chống người nhái DP-65 và 2 súng máy hạng nặng 14,5 mm điều khiển từ xa.

Chiến hạm Dự án 22160 còn được lắp đặt thiết bị định vị thủy âm MGK-335EM, hệ thống phát hiện người nhái dưới nước AGS Pallada, 2 súng phóng lựu chống người nhái DP-65 và 2 súng máy hạng nặng 14,5 mm điều khiển từ xa.

Ở cấu hình tàu tuần tra xa bờ, vũ khí rút gọn lại chỉ còn 1 pháo 57 mm A-220M cùng 8 tên lửa phòng không vác vai 9K38 Igla.

Ở cấu hình tàu tuần tra xa bờ, vũ khí rút gọn lại chỉ còn 1 pháo 57 mm A-220M cùng 8 tên lửa phòng không vác vai 9K38 Igla.

Đuôi tàu có sàn đáp khá rộng cho 1 trực thăng hạm tàu kiểu Ka-27. Ngoài trang bị trong nước, Nga cũng đang đẩy mạnh việc tiếp thị để xuất khẩu loại chiến hạm này.

Đuôi tàu có sàn đáp khá rộng cho 1 trực thăng hạm tàu kiểu Ka-27. Ngoài trang bị trong nước, Nga cũng đang đẩy mạnh việc tiếp thị để xuất khẩu loại chiến hạm này.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/tau-ho-ve-ten-lua-nga-de-dang-ban-no-xuong-tu-sat-post547578.antd