Tàu sân bay Kuznetsov Nga và Liêu Ninh Trung Quốc: Bên nào mạnh hơn?

Ít ai biết rằng, hai chiếc tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga và Liêu Ninh của Trung Quốc chính là một cặp 'song sinh'. Tuy nhiên, chúng vẫn có những điểm khác biệt quan trọng, vậy ai hơn ai.

Nga và Trung Quốc là hai quốc gia có sức mạnh hải quân hàng đầu trên thế giới hiện nay, có khả năng triển khai hiện diện đến tất cả mọi vùng biển khắp địa cầu. Và để có thể thực hiện được nhiệm vụ đó thì không thể không sở hữu cho mình những chiếc tàu sân bay. Hải quân Nga đang biên chế duy nhất một hàng không mẫu hạm mang tên Đô đốc Kuznetsov - CV 063 và Trung Quốc đang sở hữu hai tàu sân bay là Liêu Ninh - CV 16 và Sơn Đông - CV 17. Ít ai biết rằng, Liêu Ninh và Đô đốc Kuznetsov chính là chị em song sinh đã cùng được chế tạo dưới thời Xô Viết. Ảnh: Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov - chiếc tàu sân bay duy nhất của Hải quân Nga.

Nga và Trung Quốc là hai quốc gia có sức mạnh hải quân hàng đầu trên thế giới hiện nay, có khả năng triển khai hiện diện đến tất cả mọi vùng biển khắp địa cầu. Và để có thể thực hiện được nhiệm vụ đó thì không thể không sở hữu cho mình những chiếc tàu sân bay. Hải quân Nga đang biên chế duy nhất một hàng không mẫu hạm mang tên Đô đốc Kuznetsov - CV 063 và Trung Quốc đang sở hữu hai tàu sân bay là Liêu Ninh - CV 16 và Sơn Đông - CV 17. Ít ai biết rằng, Liêu Ninh và Đô đốc Kuznetsov chính là chị em song sinh đã cùng được chế tạo dưới thời Xô Viết. Ảnh: Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov - chiếc tàu sân bay duy nhất của Hải quân Nga.

Đô đốc Kuznetsov là chiếc đầu tiên thuộc đề án 1143.5 và đây cũng là lớp tàu sân bay chuyên dụng toàn năng đầu tiên của Hải quân Liên Xô, chính thức hạ thủy từ năm 1985 và biên chế năm 1991. Sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, Kuznetsov tiếp tục phục vụ trong Hải quân Nga cho đến tận ngày nay. Trước đây, tàu sân bay của Liên Xô thường làm nhiệm vụ đa nhiệm, không chỉ mang theo máy bay mà còn được trang bị cả các loại vũ khí hạng nặng có sức sát thương cao, ví dụ như lớp Kiev. Ảnh: Tàu sân bay Kuznetsov.

Đô đốc Kuznetsov là chiếc đầu tiên thuộc đề án 1143.5 và đây cũng là lớp tàu sân bay chuyên dụng toàn năng đầu tiên của Hải quân Liên Xô, chính thức hạ thủy từ năm 1985 và biên chế năm 1991. Sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, Kuznetsov tiếp tục phục vụ trong Hải quân Nga cho đến tận ngày nay. Trước đây, tàu sân bay của Liên Xô thường làm nhiệm vụ đa nhiệm, không chỉ mang theo máy bay mà còn được trang bị cả các loại vũ khí hạng nặng có sức sát thương cao, ví dụ như lớp Kiev. Ảnh: Tàu sân bay Kuznetsov.

Khác với những chiếc hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Nimizt của Hải quân Mỹ, Đô đốc Kuznetsov có tầm vóc khá khiêm tốn hơn và không hề sử dụng máy phóng. Thay vào đó nó có mũi tàu được thiết kế cong một góc 12 độ, giúp máy bay chiến đấu có thể chạy đà quãng ngắn và cất cánh theo kiểu “nhảy cầu”. Đây cũng là thiết kế thường thấy trên các loại hàng không mẫu hạm hạng nhẹ. Ảnh: Trực thăng săn ngầm Ka-27 phối thuộc chiến đấu với tàu sân bay Kuznetsov.

Khác với những chiếc hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Nimizt của Hải quân Mỹ, Đô đốc Kuznetsov có tầm vóc khá khiêm tốn hơn và không hề sử dụng máy phóng. Thay vào đó nó có mũi tàu được thiết kế cong một góc 12 độ, giúp máy bay chiến đấu có thể chạy đà quãng ngắn và cất cánh theo kiểu “nhảy cầu”. Đây cũng là thiết kế thường thấy trên các loại hàng không mẫu hạm hạng nhẹ. Ảnh: Trực thăng săn ngầm Ka-27 phối thuộc chiến đấu với tàu sân bay Kuznetsov.

Về thông số kỹ thuật, tàu có lượng giãn nước đầy tải 59.000 tấn, dài 305m, rộng 35, tốc độ tối đa 29 hải lý/h và tầm hoạt động tối đa là 8.500 hải lý với vận tốc kinh tế 18 hải lý/h. Thủy thủ đoàn tàu bao gồm 1.690 người bao gồm cả các nhân viên hàng hải vận hành tàu và nhân viên hàng không phụ trách nhiệm vụ bảo đảm, chiến đấu cho máy bay, thời gian hoạt động 45 ngày liên tục trên biển. Ảnh: Tàu Kuznetsov trong quá trình sửa chữa.

Về thông số kỹ thuật, tàu có lượng giãn nước đầy tải 59.000 tấn, dài 305m, rộng 35, tốc độ tối đa 29 hải lý/h và tầm hoạt động tối đa là 8.500 hải lý với vận tốc kinh tế 18 hải lý/h. Thủy thủ đoàn tàu bao gồm 1.690 người bao gồm cả các nhân viên hàng hải vận hành tàu và nhân viên hàng không phụ trách nhiệm vụ bảo đảm, chiến đấu cho máy bay, thời gian hoạt động 45 ngày liên tục trên biển. Ảnh: Tàu Kuznetsov trong quá trình sửa chữa.

Đô đốc Kuznetsov có thể mang theo 33 tiêm kích hạm, khoảng 20 chiếc trực thăng săn ngầm/vận tải Ka-27 và 4 trực thăng cảnh báo sớm Ka-31. Ngoài ra, Kuznetsov còn được trang bị 24x8 bệ phóng tên lửa phòng không tầm ngắn 3K95 Kinzhal, 8 tổ hợp phòng thủ tầm gần Kashtan và 6 pháo cao tốc AK-630 cỡ nòng 30mm, 2 tổ hợp rocket chống ngầm RBU-12.000 và đặc biệt là 12 bệ phóng tên lửa chống hạm hành trình siêu thanh P-700 Granit. Ảnh: Tiêm kích hạm Mig-29K trên tàu sân bay Kuznetsov.

Đô đốc Kuznetsov có thể mang theo 33 tiêm kích hạm, khoảng 20 chiếc trực thăng săn ngầm/vận tải Ka-27 và 4 trực thăng cảnh báo sớm Ka-31. Ngoài ra, Kuznetsov còn được trang bị 24x8 bệ phóng tên lửa phòng không tầm ngắn 3K95 Kinzhal, 8 tổ hợp phòng thủ tầm gần Kashtan và 6 pháo cao tốc AK-630 cỡ nòng 30mm, 2 tổ hợp rocket chống ngầm RBU-12.000 và đặc biệt là 12 bệ phóng tên lửa chống hạm hành trình siêu thanh P-700 Granit. Ảnh: Tiêm kích hạm Mig-29K trên tàu sân bay Kuznetsov.

Năm 1988, chiếc chị em song sinh của Kuznetsov mang tên Varyag cũng được hạ thủy nhưng trong thời gian hoàn thiện tàu cũng là lúc mà Liên Xô tan rã, con tàu sau đó thuộc thuộc quyền sở hữu của Ukraine. Mặc dù vậy, Ukraine lại có tiềm lực kinh tế vô cùng hạn chế, không thể tiếp tục hoàn thiện con tàu nữa nên buộc phải bán cho Trung Quốc và từ năm 2002, nước này chính thức đưa con tàu về Đại Liên để làm nốt phần việc còn lại. Năm 2012, chiếc tàu sân bay của Liên Xô cũ này chính thức được biên chế cho Hải quân Trung Quốc với tên gọi mới là Liêu Ninh - CV 16. Ảnh: Tàu sân bay Liêu Ninh của Hải quân Trung Quốc

Năm 1988, chiếc chị em song sinh của Kuznetsov mang tên Varyag cũng được hạ thủy nhưng trong thời gian hoàn thiện tàu cũng là lúc mà Liên Xô tan rã, con tàu sau đó thuộc thuộc quyền sở hữu của Ukraine. Mặc dù vậy, Ukraine lại có tiềm lực kinh tế vô cùng hạn chế, không thể tiếp tục hoàn thiện con tàu nữa nên buộc phải bán cho Trung Quốc và từ năm 2002, nước này chính thức đưa con tàu về Đại Liên để làm nốt phần việc còn lại. Năm 2012, chiếc tàu sân bay của Liên Xô cũ này chính thức được biên chế cho Hải quân Trung Quốc với tên gọi mới là Liêu Ninh - CV 16. Ảnh: Tàu sân bay Liêu Ninh của Hải quân Trung Quốc

Do cùng chung một đề án nên thông số kỹ thuật của Liêu Ninh không quá khác biệt so với Đô đốc Kuznetsov của Nga, tuy nhiên mũi tàu của Liêu Ninh được thiết kế với góc nghiêng lớn hơn, 14 độ so với 12 độ của Kuznetsov giúp tăng khả năng cất cánh của máy bay. Ngoài ra, do được biên chế sau Kuznetsov đến hơn 15 năm dẫn đến việc hệ thống điện tử, radar của Liêu Ninh là nổi bật hơn so với Kuznetsov nhiều. Ảnh: Tàu sân bay Liêu Ninh của Hải quân Trung Quốc.

Do cùng chung một đề án nên thông số kỹ thuật của Liêu Ninh không quá khác biệt so với Đô đốc Kuznetsov của Nga, tuy nhiên mũi tàu của Liêu Ninh được thiết kế với góc nghiêng lớn hơn, 14 độ so với 12 độ của Kuznetsov giúp tăng khả năng cất cánh của máy bay. Ngoài ra, do được biên chế sau Kuznetsov đến hơn 15 năm dẫn đến việc hệ thống điện tử, radar của Liêu Ninh là nổi bật hơn so với Kuznetsov nhiều. Ảnh: Tàu sân bay Liêu Ninh của Hải quân Trung Quốc.

Hiện nay, hàng không mẫu hạm Nga đang sử dụng loại tiêm kích hạm Mig-29K vốn phát triển từ máy bay chiến đấu Mig-29, trong khi đó hàng không mẫu hạm Trung Quốc sử dụng tiêm kích hạm J-15, đây vốn là phiên bản sao chép của tiêm kích hạm Su-33 trước đây của Liên Xô vốn phát triển từ chiến đấu cơ Su-27. Xét về thông số kỹ thuật và tính năng tác chiến thì rõ ràng J-15 hơn hẳn Mig-29K. Tuy vậy trong suốt thời gian vận hành và thử nghiệm, J-15 đã gặp nhiều trục trặc và không đáng tin cậy, điều tương tự cũng đã xảy ra với mẫu Su-33 buộc người Nga phải chuyển sang dùng MiG-29K. Ảnh: Dàn máy bay trên tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.

Hiện nay, hàng không mẫu hạm Nga đang sử dụng loại tiêm kích hạm Mig-29K vốn phát triển từ máy bay chiến đấu Mig-29, trong khi đó hàng không mẫu hạm Trung Quốc sử dụng tiêm kích hạm J-15, đây vốn là phiên bản sao chép của tiêm kích hạm Su-33 trước đây của Liên Xô vốn phát triển từ chiến đấu cơ Su-27. Xét về thông số kỹ thuật và tính năng tác chiến thì rõ ràng J-15 hơn hẳn Mig-29K. Tuy vậy trong suốt thời gian vận hành và thử nghiệm, J-15 đã gặp nhiều trục trặc và không đáng tin cậy, điều tương tự cũng đã xảy ra với mẫu Su-33 buộc người Nga phải chuyển sang dùng MiG-29K. Ảnh: Dàn máy bay trên tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.

Liêu Ninh thuộc Trung Quốc tái vũ trang bằng các hệ thống vũ khí trong nước do họ tự phát triển bao gồm 3 hệ thống phòng thủ tầm gần Type 1130, 3 hệ thống tên lửa phòng không HQ-10, 2 bệ phóng rocket săn ngầm FQF-6000 cùng 4 hệ thống pháo phản lực 20 nòng cỡ 122mm. Xét về trực thăng phối thuộc, Liêu Ninh mang theo các loại trực thăng cứu hộ Z-9, trực thăng vận tải Z-18, trực thăng săn ngầm Z-18F và trực thăng cảnh báo sớm Z-18J. Ảnh: Tàu Liêu Ninh trong một chuyến đi biển.

Liêu Ninh thuộc Trung Quốc tái vũ trang bằng các hệ thống vũ khí trong nước do họ tự phát triển bao gồm 3 hệ thống phòng thủ tầm gần Type 1130, 3 hệ thống tên lửa phòng không HQ-10, 2 bệ phóng rocket săn ngầm FQF-6000 cùng 4 hệ thống pháo phản lực 20 nòng cỡ 122mm. Xét về trực thăng phối thuộc, Liêu Ninh mang theo các loại trực thăng cứu hộ Z-9, trực thăng vận tải Z-18, trực thăng săn ngầm Z-18F và trực thăng cảnh báo sớm Z-18J. Ảnh: Tàu Liêu Ninh trong một chuyến đi biển.

Nhìn chung, có thể thấy rằng tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc có sự vượt trội về hệ thống điện tử cũng như các loại máy bay phục vụ đa dạng và đa nhiệm, có sức chiến đấu cao hơn so với các loại được sử dụng trên người chị em Đô đốc Kuznetsov song sinh của nó. Đây cũng là điều tất yếu bởi lẽ Kuznetsov đã được biên chế trước Liêu Ninh cả 20 năm. Ngoài ra, hạm đội nhóm tác chiến tàu sân bay hộ tống Liêu Ninh cũng mạnh mẽ hơn Kuznetsov rõ rệt giúp nó tạo một lợi thế vô cùng lớn trước nhóm tác chiến tàu sân bay của người hàng xóm Nga. Ảnh: Tàu Liên Ninh cùng đội tàu hộ tống.

Nhìn chung, có thể thấy rằng tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc có sự vượt trội về hệ thống điện tử cũng như các loại máy bay phục vụ đa dạng và đa nhiệm, có sức chiến đấu cao hơn so với các loại được sử dụng trên người chị em Đô đốc Kuznetsov song sinh của nó. Đây cũng là điều tất yếu bởi lẽ Kuznetsov đã được biên chế trước Liêu Ninh cả 20 năm. Ngoài ra, hạm đội nhóm tác chiến tàu sân bay hộ tống Liêu Ninh cũng mạnh mẽ hơn Kuznetsov rõ rệt giúp nó tạo một lợi thế vô cùng lớn trước nhóm tác chiến tàu sân bay của người hàng xóm Nga. Ảnh: Tàu Liên Ninh cùng đội tàu hộ tống.

Video Nga điều tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov tới Syria chống IS - Nguồn: QPVN

Hùng Dũng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/tau-san-bay-kuznetsov-nga-va-lieu-ninh-trung-quoc-ben-nao-manh-hon-1458474.html