Tàu thủy sắt tây: Món đồ chơi đưa về miền ký ức

Trong suốt thời bao cấp cho đến đầu những năm 1990, tàu thủy sắt là món đồ chơi Trung thu rất 'hot', gắn liền với ký ức về Tết Trung thu của nhiều thế hệ trẻ em Hà Nội.

Mỗi khi sắp tới Rằm tháng tám, những gian hàng trên phố cổ lại nhộn nhịp người đi mua đồ chơi cho con trẻ. Tàu thủy sắt tây đã không còn xuất hiện trong thế giới đồ chơi lộng lẫy đó.

Chỉ còn Hàng Thiếc là phố duy nhất còn bán món đồ chơi này.

Những mẫu mã được yêu thích nhất qua nhiều năm chính là chiếc tàu thủy. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Những mẫu mã được yêu thích nhất qua nhiều năm chính là chiếc tàu thủy. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Điểm hấp dẫn của tàu thủy sắt tây là có thể di chuyển trên mặt nước, phả khói và phát ra tiếng kêu tạch tạch như tàu thật. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Điểm hấp dẫn của tàu thủy sắt tây là có thể di chuyển trên mặt nước, phả khói và phát ra tiếng kêu tạch tạch như tàu thật. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Sau khi đốt khoảng 30 giây, tàu bắt đầu chạy. Nguyên lý hoạt động rất đơn giản, lửa đốt nóng “nồi hơi”, truyền nhiệt vào ống dẫn nước khiến nước trong ống sôi lên và tạo lực đẩy tàu di chuyển. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Sau khi đốt khoảng 30 giây, tàu bắt đầu chạy. Nguyên lý hoạt động rất đơn giản, lửa đốt nóng “nồi hơi”, truyền nhiệt vào ống dẫn nước khiến nước trong ống sôi lên và tạo lực đẩy tàu di chuyển. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Nghề làm đồ chơi bằng sắt tại Khương Hạ (Thanh Xuân) đã có tuổi đời hàng trăm năm. Trước năm 1945, cả làng này có tới 100 hộ làm nhiều loại đồ chơi bằng sắt. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Nghề làm đồ chơi bằng sắt tại Khương Hạ (Thanh Xuân) đã có tuổi đời hàng trăm năm. Trước năm 1945, cả làng này có tới 100 hộ làm nhiều loại đồ chơi bằng sắt. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Những chiếc tàu thủy được làm bằng ống bơ, hộp thiếc đã qua sử dụng, đem rửa sạch rồi cán phẳng ra để cắt, ghép. Nhiều năm qua, chiếc tàu vẫn giữ nguyên hình dáng cơ bản, chỉ thêm chi tiết là lá cờ đỏ sao vàng. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Những chiếc tàu thủy được làm bằng ống bơ, hộp thiếc đã qua sử dụng, đem rửa sạch rồi cán phẳng ra để cắt, ghép. Nhiều năm qua, chiếc tàu vẫn giữ nguyên hình dáng cơ bản, chỉ thêm chi tiết là lá cờ đỏ sao vàng. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Loại nhỏ như lòng bàn tay chỉ dùng để trưng bày giá khoảng 100.000 đồng, và cả những mẫu lớn chạy được dưới nước với giá từ 300.000 đồng cho tới 3.500.000 đồng. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Loại nhỏ như lòng bàn tay chỉ dùng để trưng bày giá khoảng 100.000 đồng, và cả những mẫu lớn chạy được dưới nước với giá từ 300.000 đồng cho tới 3.500.000 đồng. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Vẫn có những bậc phụ huynh tìm mua những món đồ truyền thống cho con cháu. Đó là tín hiệu đáng mừng cho thấy tàu thủy sắt tây không bị quên lãng giữa xã hội hiện đại. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Vẫn có những bậc phụ huynh tìm mua những món đồ truyền thống cho con cháu. Đó là tín hiệu đáng mừng cho thấy tàu thủy sắt tây không bị quên lãng giữa xã hội hiện đại. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Những chiếc tàu thủy sắt tây mang giá trị truyền thống, có thể hiện tại không còn phổ biến nhưng chưa bao giờ giảm sức hút đối với trẻ em. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Những chiếc tàu thủy sắt tây mang giá trị truyền thống, có thể hiện tại không còn phổ biến nhưng chưa bao giờ giảm sức hút đối với trẻ em. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Những năm gần đây, tàu thủy sắt tây gần như không còn xuất hiện ở phố Hàng Mã vào dịp Tết Trung thu. Sẽ rất đáng tiếc nếu những hình ảnh thân thuộc này không còn quay trở lại với người Hà Nội… Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Những năm gần đây, tàu thủy sắt tây gần như không còn xuất hiện ở phố Hàng Mã vào dịp Tết Trung thu. Sẽ rất đáng tiếc nếu những hình ảnh thân thuộc này không còn quay trở lại với người Hà Nội… Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Nguồn Bnews: https://bnews.vn/tau-thuy-sat-tay-mon-do-choi-dua-ve-mien-ky-uc/256452.html