Tây Ban Nha-Anh sẽ là trận chung kết kinh điển thứ sáu của lịch sử Euro

Tây Ban Nha-Anh chưa đá đã được liệt vào trận chung kết Euro siêu kinh điển thứ sáu

Sáng sớm ngày 15-7 cuộc chạm trán Anh- Tây Ban Nha, đây là trận đầu tiên của hai nền bóng đá ở một trận chung kết giải lớn. Hai trường phái bóng đá. Giới chuyên môn dự đoán đây là trận chung kết kinh điển thứ sáu của lịch sử Euro.

Anh, một nền bóng đá cơ bắp hàng đầu vốn nổi tiếng thế giới xưa nay. Các tiền đạo thành danh ở giải Tây Ban Nha rất cân nhắc và dường như họ “lắc” khi muốn qua Anh vì có thể tiêu tan sự nghiệp bởi bóng đá Anh quá cơ bắp”.

Tây Ban Nha chạm trán với Anh trong một trận chung kết Euro quả là tuyệt vời. Tây Ban Nha thuộc đội tuyển thành công thuộc loại bậc nhất của kỷ nguyên mới với hai ngôi vô địch Euro (2008, 2012) và World Cup 2010. Còn Anh thì không có gì cả ngoài một ngôi vô địch World Cup cách đây gần 60 năm rồi, sang kỷ nguyên mới không có danh hiệu lớn nào cả.

 Antonin Paneka của Tiệp Khắc bấm quả bóng làm thủ môn Sepp Maier lố đà. Phong cách sút Panenka ra đời từ đây. Ảnh: Archive

Antonin Paneka của Tiệp Khắc bấm quả bóng làm thủ môn Sepp Maier lố đà. Phong cách sút Panenka ra đời từ đây. Ảnh: Archive

Người Anh, thầy trò HLV Gareth Southgate vào trận chung kết với những kịch bản hồi hộp và khó hiểu Dù vào đến trận chung kết nhưng các “cây đa, cây đề” bóng đá Anh không ngớt phê phán đàn em. Họ bỉ bôi thầy trò Southgate là “những ngôi sao may mắn”, “Kẻ đánh mất linh hồn”...Dù thế nào thì Anh chạm trán với Tây Ban Nha ở chung kết sẽ là trận “siêu kinh điển”, sẽ là trận “siêu kinh điển” thứ sáu trong lịch sử các trận chung kết Euro, giải đấu ra đời năm 1960.

Hãy điểm qua năm trận chung kết Euro “siêu kinh điển”.

+Trận chung kết Euro 1960 (Liên Xô-Nam Tư):

Một trận chung kết kéo dài đến hai hiệp phụ và bàn thắng của Victor Panhedzennich ở phút 113 giúp Liên Xô đánh bại Nam Tư 2-1 và lên ngôi giải đấu lần thứ nhất của châu Âu.

 Thủ môn Lev Yashin và đồng đội vô địch Euro thứ nhất năm 1960. Ảnh: Archive

Thủ môn Lev Yashin và đồng đội vô địch Euro thứ nhất năm 1960. Ảnh: Archive

Thời gian này, Liên Xô đã là một đội tuyển mạnh của châu Âu với thế hệ vàng trong đó có thủ môn Lev Yashin. Còn Nam Tư vốn được mệnh danh là một “Brazil châu Âu”. Đó là một trận chung kết siêu kinh điển, đầy cống hiến và tính.

Khi đó Liên Xô vượt qua Tiệp Khắc ở bán kết với tỉ số 3-0, còn Nam Tư đánh bại chủ nhà Pháp (trận đó Pháp thiếu Just Fontain). Nó xứng đáng là một trận chung kết đỉnh cao, thời đó, những điểm son trên bản đồ bóng đá châu Âu có sự cân bằng, từ Đông Âu sang Tây Âu chứ không phải như bây giờ.

 Các hậu vệ Ý Nesta, Cannavaro, Maldini thiếu ăn ý trong phối hợp để Wiltord trừng phạt và từ "thiên đường" rơi xuống "địa ngục". Ảnh: Getty

Các hậu vệ Ý Nesta, Cannavaro, Maldini thiếu ăn ý trong phối hợp để Wiltord trừng phạt và từ "thiên đường" rơi xuống "địa ngục". Ảnh: Getty

+Trận chung kết Euro 1976 Tây Đức-Tiệp Khắc (2-2, Tiệp Khắc thắng luân lưu 5-3): Nó kinh điển bởi trận này ra đời yếu tố lịch sử là phong cách sút bóng Panenka. Đó là cú sút cuối trong loạt luân lưu của tuyển thủ Tiệp Khắc Antonin Panenka.

Sau khi hai đội hòa nhau 2-2 ở 120 phút thi đấu thì bước vào loạt luân lưu. Trong loạt đấu súng này Uli Hoeness sút hỏng quả thứ tư. Còn Antonin Panenka mang sứ mệnh “chốt” loạt luân lưu.

Panenka lấy đà rất xa, tận ngoài vòng cung của vòng 16m50. Trong khung thành Tây Đức là thủ môn Sepp Maier. Khi Panenka sắp tiếp cận quả bóng thì Maier đổ người sang hướng trái. Còn Panenka lại ung dung sục quả bóng bay bổng, chậm chạp vào ngay vị trí đứng ban đầu của Maier. Lỗi đà Maier nằm chới với nhìn quả bóng bay chậm ngay chính giữa cầu môn vào lưới. Tiệp Khắc thắng 5-3 ở loạt luân lưu lên ngôi châu Âu.

 Ý lên ngôi Euro 2000 nhờ bàn thắng "cái chết bất ngờ" của David Trezeguet. Ảnh: Getty

Ý lên ngôi Euro 2000 nhờ bàn thắng "cái chết bất ngờ" của David Trezeguet. Ảnh: Getty

Sau này những hậu duệ thực hiện phong cách Paneka rất điệu đà như Pirlo, Zidane...

+Trận chung kết Euro 1992 Đan Mạch-Tây Đức

Những nhà vô địch châu Âu- Đan Mạch nổi tiếng được gọi là “lính chì hóa thiên nga”. Một kẻ đậu vớt vào giờ chót khi VCK Euro còn 10 ngày nữa khai cuộc tại Thụy Điển.

Lần đó tuyển Nam Tư sau khi vượt qua vòng loại bị UEFA loại vì lãnh đạo đất nước này là “tội phạm chiến tranh”. Đan Mạch được thay thế là có 10 ngày để chuẩn bị. Họ đi một mạch vào đến trận chung kết khi ở ở vòng bảng, họ rơi vào bảng A xương xẩu và đứng nhì khi chỉ có 3 điểm. Vào vòng đấu loại trực tiếp. Đan Mạch hòa Hà Lan (đương kim vô địch Euro) 2-2 và thắng 5-4 ở loạt luân lưu. Phía bên kia, Đức thắng chủ nhà Thụy Điển 3-2.

 Hy Lạp lên ngôi Euro 2004 như một câu chuyện thần thoại. Ảnh: Getty

Hy Lạp lên ngôi Euro 2004 như một câu chuyện thần thoại. Ảnh: Getty

Vào chung kết Đan Mạch đánh bại luôn Đức 2-0. Tác giả hai bàn thắng là Jensen và Vilford.

Lần đó những gương mặt người hùng của Đan Mạch chính là thủ môn huyền thoại Peter Schmeichel, anh em nhà Laudrup.

Tuy nhiên khi tiểu ban chuyên môn UEFA chọn đội hình xuất của giải thì nhà vô địch Đan Mạch chỉ có thủ môn Schmeichel và tiền đạo Brian Laudrup, trong khi đó Á quân có 4 cầu thủ, Hà Lan có 3...

+Trận chung kết Euro 2000 Pháp-Ý:Trận này ghi nhận “cái chết bất ngờ" ở hai hiệp đấu phụ. Luật này vừa ra đời và vừa chết ngay vì nó quá tức tưởi cho đội thua cuộc. Khi hai đội hòa ở 90 phút thì bước vào hai hiệp phụ. Lần đó David Trezeguet đã ghi bàn thắng vàng ở thời gian hai hiệp phụ...Và trận đấu kết thúc ngay thời điểm đó.

Bi kịch cho Ý ở chỗ khi trận đấu sắp kết thúc ở hiệp đấu thứ hai, người Ý dẫn trước 1-0 và toàn đội gần như đứng lên để chuẩn bị ùa vào sân ăn mừng ngôi vô địch thì chính Wiltord ghi bàn vì sai lầm của các hậu vệ Maldini, Nesta nhất là Cannavaro để Wiltord trừng phạt rồi dẫn đến bi kịch ở hai hiệp phụ.

Sau trận chung kết đó thì UEFA cũng bỏ luôn “luật cái chết bất ngờ” ở hai hiệp phụ.

Tuyển Pháp là đội đầu tiên của châu Âu vừa vô địch thế giới (France 98) và vô địch luôn Euro.

+Chung kết Euro 2004: Hy Lạp lên ngôi khi đánh bại Bồ Đào Nha 1-0 ở chung kết...thế là tha hồ cho báo chí thế giới “chém gió” về những câu chuyện huyền thoại, đội tuyển của đất nước của những vị thần, những câu chuyện huyền thoại-Hy Lạp ra đời.

Trận chung kết đó là một trận tái đấu khi Bồ Đào Nha và Hy Lạp ở cùng bảng A còn có Tây Ban Nha và Nga. Nga và Tây Ban Nha chia tay ngay sau vòng bảng, còn Hy Lạp đi tiếp với ngôi nhì khi có 4 điểm sau Bồ Đào Nha.

Vào vòng Knock out. Hy Lạp tiếp tục tạo địa chấn khi đánh bại Pháp 1-0, vào bán kết lại đánh bại Czech 1-0, tái đấu với Bồ Đào Nha và lại thắng 1 bàn cách biệt, 1-0, Hy Lạp lên ngôi.

Ông thầy Đức Otto Rehagel viết nên câu chuyện thần thoại cho tuyển Hy Lạp và được tôn là “vua”, “vua Otto”.

Sáng sớm ngày 15-7 tới đây, liệu Anh có đánh bại Tây Ban Nha để lần đầu lên ngôi châu Âu hay là lần thứ tư của Tây Ban Nha.

Tuy nhiên nhất định trận chung kết này sẽ là trận chung kết siêu kinh điển thứ sáu của Euro.

DUY ĐỨC

Nguồn PLO: https://plo.vn/video/tay-ban-nha-anh-se-la-tran-chung-ket-kinh-dien-thu-sau-cua-lich-su-euro-post800097.html