Tây Du Ký: Bí mật về vũ khí duy nhất mà Tôn Ngộ Không không thể cầm được
Đinh Hải Thần Châm nặng 1 vạn 3 nghìn 5 trăm cân mà Tôn Ngộ Không dễ dàng cài sau vành tai, ấy vậy mà có một vũ khí chỉ nhỏ bằng bàn tay mà Tôn Ngộ Không chịu thua không thể nhấc bổng khỏi mặt đất.
Năm ấy Hồng Hài Nhi – con trai của Ngưu Ma Vương bắt mất Đường Tăng, Tôn Ngộ Không không những không cứu được thầy mà còn bị Tam muội chân hỏa của Hồng Hài Nhi thiêu đến gần chết.
Ngay đến Long Vương cũng không khống chế được ngọn lửa thần. Tôn Ngộ Không bèn đến Phật Sơn mời Quan Âm Bồ Tát ra mặt.
Bồ Tát xuất hiện ném chiếc bình Tịnh Thủy xuống biển và lệnh cho Ngộ Không lấy chiếc bình. Chỉ trong trong chốc lát, nước tất cả các khe ngòi đầm lạch, đại dương đều được mượn chảy vào trong chiếc bình ấy, nhờ nó mà dập tắt được lửa Tam muội, cứu thoát Đường Tăng.
Bình Tịnh Thủy của Quan Âm Bồ Tát là một trong những vũ khí đặc biệt lợi hại nhất Tam giới. Phía trên bình Tịnh Thủy có cắm một cành dương liễu.
Ở Ngũ Trang quán, Ngộ Không đánh đổ cây nhân sâm của Trấn Nguyên Đại Tiên. Ngộ Không đi khắp ba đảo mười châu tìm kiếm phương thuốc cứu chữa cho cây tiên.
Rất nhiều Thần tiên trong ba đảo mười châu đều không có đạo hạnh cao như Trấn Nguyên đại tiên, ai cũng không có cách để cứu sống cây thiêng bị đánh đổ này.
Để hồi sinh sâm quý, Bồ Tát đã dùng nước trong chiếc bình Tịnh Thủy và cành dương liễu để cứu sống.
Bình Tịnh Thủy của Bồ Tát là đồ sứ, nhưng lại ngay trong những lúc Đường Tăng gặp nạn, lần nào cũng đều phát huy tác dụng siêu thường. Vì sao chiếc bình sứ trong tay của Bồ Tát lại có thể phát huy được tác dụng lớn như vậy?
Điều ấy phần nào được lý giải qua sự kiện cây sâm quý ngàn năm của Trấn Nguyên Đại Tiên bị Tôn Ngộ Không đánh đổ.
Khi xem phim, không ít khán giả thắc mắc rằng: Tại sao duy chỉ nước Cam Lồ của Quan thế âm Bồ tát mới có thể phục sinh cây quý?
Trước khi gặp Quan thế âm, Tôn Ngộ Không 3 lần tìm đến Bồng Lai tiên cảnh, Đế Quân và cửu tiên ở Doanh Châu, tuy nhiên, đáp lại lời thỉnh cầu của Đại Thánh chỉ là cái lắc đầu bất lực.
Bởi nhân sâm là tinh túy của đất trời, là linh thụ sinh ra từ khai thiên tịch địa, muốn tìm thuốc chữa cây quý phải tìm được thứ thần dược cao hơn cả các bậc thần tiên.
Cuối cùng, Ngộ Không đến núi Phổ Đà cầu cứu Quan Âm Bồ Tát. Vừa nghe Ngộ Không kể rõ sự tình, Bồ Tát đã quở trách: Ngươi là con khỉ không biết hay dở! Trấn Nguyên Tử là tổ sư các địa tiên, ta cũng phải nhượng bộ ba phần, sao ngươi dám đánh đổ cây của người?.
Nhưng sau đó, chính Quan thế âm lại giúp hồi sinh cây quý bằng nước Cam Lồ, Quan Thế âm phán rằng: "Nước Cam Lồ trong tịnh bình của ta chữa được cây tiên".
Và quả thật nước Cam Lồ đã giúp hồi sinh cây quý. Tại sao duy chỉ nước Cam lộ đựng trong bình Tịnh thủy của Quan thế âm Bồ tát mới có thể phục sinh cây quý?
Vì lẽ nước Cam Lồ là thứ nước tinh khiết nhất của đất trời, hội tụ đủ chân – thiện – nhẫn. Đó là thứ nước Thiện tâm dùng để phổ độ chúng sinh.
Bởi vậy, nước Cam Lồ của Bồ Tát là sinh xuất từ tâm từ bi, nên hiển nhiên sẽ khác với viên đan lúa mạch của ba vị tiên chốn Bồng Lai, cũng khác với "cửu chuyển Thái Ất linh đơn" của Đế Quân – vốn là linh dược của những người tu Đạo.
Thứ linh dược thần thánh nhất là thứ linh dược sinh xuất ra khi hội tụ đầy đủ cả chân – thiện – nhẫn. Chỉ có thiện tâm lớn lao và lòng từ bi cự đại, được gìn giữ trong đức tính chân thật, kinh qua đức nhẫn nhịn trong quá trình tu luyện gian nan, thì mới có thể làm nên những kỳ tích thần kỳ.
Tây Du Ký là một bộ phim truyền hình được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Trung Quốc Ngô Thừa Ân, do Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) và cục Đường sắt Trung Quốc phối hợp sản xuất, phim khởi quay từ năm 1982 và đến năm 1988 thì hoàn thành.
Năm 1986, CCTV chính thức công chiếu 11 tập đã quay và lấy năm này là năm sản xuất vì thế phiên bản này thường lấy tên là Tây Du Ký 1986.
Khảo sát của CCTV năm 1987, Tây Du Ký đạt tỷ suất khán giả 89,4%, trong đó đối tượng có trình độ đại học tỷ lệ xem là 85,2%, đối tượng mù chữ hay chưa biết chữ (không tính trẻ em) tỷ lệ xem là 100%.
Ở Việt Nam, bộ phim này được trình chiếu từ đầu những năm 1990, cho tới nay đã được chiếu lại hàng trăm lần trên nhiều đài truyền hình khác nhau, với phiên bản Tây Du Ký 1986 được coi là bản phim xuất sắc nhất.
(còn nữa)