Tây Ninh: Diện tích thả nuôi mới thủy sản đạt 76,6% kế hoạch

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến cuối tháng 10.2024, tổng diện tích thả nuôi mới thủy sản trên toàn tỉnh đạt 433,5 ha, bằng 76,6 % kế hoạch. Sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 11.676 tấn, sản lượng khai thác đạt 1.667 tấn, bằng 83,3% kế hoạch.

Tây Ninh: Diện tích thả nuôi mới thủy sản đạt 76,6% kế hoạch

Hồ Dầu Tiếng có diện tích rộng 27.000 ha, với dung tích khoảng 1,5 tỷ m3 nước. Tận dụng nguồn nước từ hồ, thời gian qua, ngoài việc cung cấp nước tưới cho nông nghiệp, nguồn lợi thủy sản trong hồ đang phát triển với nhiều loại hình có giá trị kinh tế cao như: cá lăng nha, ba ba, cá lóc, cá chình, cá bóng tượng, cá tra...

Ngành nông nghiệp kiểm đếm tôm giống càng xanh 20 ngày tuổi trước khi thả bổ sung xuống hồ Dầu Tiếng.

Ngành nông nghiệp kiểm đếm tôm giống càng xanh 20 ngày tuổi trước khi thả bổ sung xuống hồ Dầu Tiếng.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến cuối tháng 10.2024, tổng diện tích thả nuôi mới thủy sản trên toàn tỉnh đạt 433,5 ha, bằng 76,6 % kế hoạch. Sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 11.676 tấn, sản lượng khai thác đạt 1.667 tấn, bằng 83,3% kế hoạch.

Từ năm 2005, để tái tạo và phục hồi nguồn lợi thủy sản trong hồ Dầu Tiếng, mỗi năm, tỉnh Tây Ninh đã thả bổ sung hàng trăm ngàn con cá giống các loại xuống hồ, gồm cá chép, mè hoa, trắm cỏ, cá tra, cá sặc rằn, tôm càng xanh...

Ngư dân vớt cá trên hồ Dầu Tiếng.

Theo đánh giá của các ngành chức năng, những loài cá được thả xuống hồ Dầu Tiếng đều phát triển nhanh do gặp môi trường sống tốt, nguồn thức ăn phong phú, sản lượng thủy sản đánh bắt tăng đáng kể.

Bên cạnh đó, công tác ngăn chặn sử dụng các phương tiện đánh bắt hủy diệt được lực lượng quản lý hồ quản lý chặt chẽ, ngư dân chấp hành các quy định về cấm đánh bắt cá trong mùa cá đẻ và thời gian thả cá bổ sung.

Hồ Dầu Tiếng có diện tích rộng 27.000 ha, với dung tích khoảng 1,5 tỷ m3 nước.

Hồ Dầu Tiếng có diện tích rộng 27.000 ha, với dung tích khoảng 1,5 tỷ m3 nước.

Để ngành thủy sản phát triển ổn định và bền vững giai đoạn 2021-2025, tỉnh phát triển vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, chuyên canh hiện có, tập trung gắn với hệ thống kênh thuộc công trình thủy lợi Dầu Tiếng, gồm: vùng nuôi ba ba thương phẩm xã Tân Hòa (huyện Tân Châu); vùng nuôi cá lóc (lóc đen, lóc bông), nuôi cá hỗn hợp xã Phước Ninh, Phước Minh, Lộc Ninh (huyện Dương Minh Châu); vùng nuôi cá tra tập trung của Công ty TNHH Công nghệ thực phẩm Miền Đông tại xã Hưng Thuận, thị xã Trảng Bàng... phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh đáp ứng 70% - 80% nhu cầu giống thủy sản trên địa bàn tỉnh; cơ cấu 37,5% giống thủy sản truyền thống; 37,5% giống thủy sản có năng suất và giá trị kinh tế cao và 25% thủy sản đặc sản.

Tâm Giang

Nguồn Tây Ninh: https://baotayninh.vn/tay-ninh-dien-tich-tha-nuoi-moi-thuy-san-dat-76-6-ke-hoach-a181430.html