Tê bì chân tay, tiểu đêm nhiều lần do đường huyết cao phải làm sao?
Đường huyết cao lâu ngày khiến mạch máu, dây thần kinh, thận bị tổn thương gây ra các biểu hiện tê bì chân tay, tiểu đêm...lâu dài gây biến chứng thần kinh (loét bàn chân, cắt cụt chi), suy thận ở người tiểu đường.
Tê bì chân tay – biểu hiện đầu tiên của biến chứng thần kinh ngoại biên ở người tiểu đường
Theo Tiến sĩ Zonszein giám đốc trung tâm tiểu đường thuộc Trung tâm Y Khoa Montefiore cho rằng: “Các dây thần kinh bị ảnh hưởng bởi bệnh tiểu đường là những dây thần kinh dài nhất trong cơ thể, đi từ cột sống đến các ngón chân, đó là lý do vì sao bàn chân bị ảnh hưởng trước cánh tay hoặc bàn tay”.
Mặt khác, trong hệ thống dây thần kinh bao myelin có chức năng bảo vệ các sợi trục. Khi đường huyết tăng cao, kéo dài dẫn tới tổn thương các bao myelin, lâu dần gây thoái hóa sợi trục thần kinh, người bệnh xuất hiện cảm giác đau buốt, tê nhức.
Ban đầu người tiểu đường sẽ thấy: da khô, ngứa, bong vẩy, cảm thấy lạnh, xuất hiện các vết thâm tím và tê ở bàn chân, bàn tay… Người bệnh nghĩ đây là các dấu hiệu của tuổi già nên dễ bỏ qua. Do đó, để lâu tổn thương tiếp tục ảnh hưởng đến các sợi trục thần kinh khiến bàn tay, bàn chân có hiện tượng ngứa ran, bỏng rát, đau đớn như có kim châm hoặc bị chuột rút, đôi khi có cảm giác như kiến bò ở tay, chân…Các triệu chứng này tự phát vào ban đêm khiến người bệnh khó chịu và mất ngủ.
Hậu quả nguy hiểm của biến chứng thần kinh ngoại biên ở người bệnh tiểu đường là mất cảm giác ở chân, tay. Khiến việc va chạm vào các vật sắc nhọn, vật nóng mà không có cảm giác đau, rát, bỏng, hình thành những vết thương trên chân tay, lâu ngày dẫn tới nhiễm trùng hoặc hoại tử. Ban đầu chỉ là cắt cụt ngón chân, tiếp theo là cắt cụt bàn chân, rồi đến tháo khớp gối…dẫn tới tàn phế.
Tiểu đêm, tiểu nhiều lần trong ngày – Dấu hiệu thận tổn thương, nguy cơ suy thận ở người tiểu đường
Khi đường huyết tăng cao buộc thận phải làm việc quá mức để bài tiết lượng đường dư thừa vào nước tiểu. Đồng thời kéo theo nước từ các mô của cơ thế, gây tình trạng tiểu nhiều lần, nhất là ban đêm, nhẹ là 2-3 lần/đêm, nặng có thể lên tới trên 10 lần một đêm khiến cho người bệnh khó ngủ, mất ngủ, sáng dậy người mệt mỏi, bứt rứt khó chịu.
Không chỉ thế, việc tiểu nhiều sẽ làm cơ thể tăng nhu cầu sử dụng nước để bù lại lượng nước đã mất làm cho người bệnh thường cảm thấy khát nước, uống nhiều nước. Vòng luẩn quẩn này lặp đi lặp lại dẫn đến suy thận phải chạy thận rất nguy hiểm.
Khắc phục sớm chứng tê bì chân tay, tiểu đêm, tiểu nhiều lần ở người tiểu đường, tránh nguy cơ suy thận, cắt cụt chân tay dẫn đến tàn phế
Khi đường huyết cao lâu ngày khiến mạch máu, dây thần kinh, thận… bị tổn thương. Ban đầu xuất hiện tê bì chân tay, tiểu đêm, lâu dần dẫn đến nguy cơ biến chứng thần kinh (loét bàn chân, cắt cụt chi), suy thận…
Vì thế, người bệnh nên sử dụng thêm các thảo dược có tác dụng hỗ trợ phòng và cải thiện biến chứng, hỗ trợ ổn định đường huyết. Có như vậy mới tăng sức khỏe, tuổi thọ.
Trong đó có 2 loài thảo dược được các chuyên gia đánh giá cao là Kim Thạch Hộc và Giảo Cổ Lam.
Kim Thạch Hộc – Giúp hỗ trợ phòng và cải thiện biến chứng cho người tiểu đường
Theo sách Dược liệu học của Đại học Dược Hà Nội, Kim Thạch Hộc dùng tốt cho chứng tiểu đêm, tê bì chân tay… (biến chứng bệnh tiểu đường). Dược liệu này chỉ mọc ở phần dốc núi, vách núi đá cao cheo leo với độ cao trên 1000 – 3400m.
Theo nghiên cứu của Trường Khoa học Dược phẩm Trung Quốc, Kim Thạch Hộc giúp hỗ trợ ngăn ngừa các biến chứng sớm ở chuột bị tiểu đường: Tại thận (giảm tiểu nhiều, tiểu đêm nhiều lần), tại chân tay (giảm tê bì chân tay), tại mắt (cải thiện suy giảm thị lực), tại tim mạch (hạ huyết áp).
Giảo cổ lam – Giúp hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết
Năm 1994, Việt Nam phát hiện ra cây thuốc quý này mọc trên đỉnh núi Phanxipang.
Năm 2004, Viện dược liệu Trung ương kết hợp Viện Karolinski Thụy Điển, Hội đái tháo đường Thụy Điển nghiên cứu về cây Giảo cổ lam Việt Nam phát hiện một hoạt chất phanoside có tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết, kích thích tạo ra insulin mạnh gấp 5 lần hoạt chất glibenclamide – thuốc chữa bệnh tiểu đường thông dụng (liều 500 µM).
Thử nghiệm lâm sàng ở bệnh nhân tiểu đường type 2 đã cho thấy: sử dụng Giảo cổ lam với mức liều 6g/ngày, sau 4 tuần thì nồng độ đường trong máu giảm 3mmol/l so với trước khi sử dụng.