Tên không tặc khét tiếng nhất nước Mỹ gửi thư 'khiêu khích' FBI?

Năm 1971, tên không tặc khét tiếng nhất nước Mỹ DB Cooper thực hiện vụ bắt giữ toàn bộ hành khách và đòi 200.000 USD tiền chuộc. Sau phi vụ này, DB Cooper được cho là gửi một số lá thư thách thức đến FBI.

DB Cooper là tên giả của tên không tặc khét tiếng và bí ẩn bậc nhất nước Mỹ. Gã tội phạm khoảng 30 - 40 tuổi này gây ra một sự kiện rúng động dư luận thế giới vào ngày 24/11/1971.

DB Cooper là tên giả của tên không tặc khét tiếng và bí ẩn bậc nhất nước Mỹ. Gã tội phạm khoảng 30 - 40 tuổi này gây ra một sự kiện rúng động dư luận thế giới vào ngày 24/11/1971.

Vào ngày hôm ấy, tên không tặc DB Cooper dùng thân phận hành khách lên chuyến bay 305 của hãng Northwest có lộ trình khởi hành từ thành phố Portland đến Seattle.

Vào ngày hôm ấy, tên không tặc DB Cooper dùng thân phận hành khách lên chuyến bay 305 của hãng Northwest có lộ trình khởi hành từ thành phố Portland đến Seattle.

Một thời gian sau khi cất cánh, DB Cooper đe dọa phi hành đoàn mang theo vali chứa bom và bắt giữ toàn bộ hành khách làm con tin. Kế đến, gã đòi Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) giao 200.000 USD (khoảng hơn 1,2 triệu USD ngày nay) tiền mặt để đổi lấy an toàn cho toàn bộ số người trên máy bay.

Một thời gian sau khi cất cánh, DB Cooper đe dọa phi hành đoàn mang theo vali chứa bom và bắt giữ toàn bộ hành khách làm con tin. Kế đến, gã đòi Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) giao 200.000 USD (khoảng hơn 1,2 triệu USD ngày nay) tiền mặt để đổi lấy an toàn cho toàn bộ số người trên máy bay.

Sau khi lấy được tiền, DB Cooper nhảy dù ra khỏi máy bay và biến mất vào không trung. Kể từ đó, FBI triển khai cuộc truy bắt tên không tặc nguy hiểm và táo tơn trên diện rộng.

Sau khi lấy được tiền, DB Cooper nhảy dù ra khỏi máy bay và biến mất vào không trung. Kể từ đó, FBI triển khai cuộc truy bắt tên không tặc nguy hiểm và táo tơn trên diện rộng.

Nhiều đối tượng tình nghi được FBI điều tra nhưng không tìm được bằng chứng buộc tội nên sau đó được thả. Kể từ đó đến nay, giới điều tra Mỹ nỗ lực xác định danh tính của tên không tặc DB Cooper.

Nhiều đối tượng tình nghi được FBI điều tra nhưng không tìm được bằng chứng buộc tội nên sau đó được thả. Kể từ đó đến nay, giới điều tra Mỹ nỗ lực xác định danh tính của tên không tặc DB Cooper.

Trong khi cuộc điều tra của cảnh sát rơi vào bế tắc thì FBI nhận được ít nhất 6 lá thư ký tên DB Cooper từ nhiều nơi trên lãnh thổ Mỹ gửi về.

Trong khi cuộc điều tra của cảnh sát rơi vào bế tắc thì FBI nhận được ít nhất 6 lá thư ký tên DB Cooper từ nhiều nơi trên lãnh thổ Mỹ gửi về.

Trong số này, một lá thư được gửi từ Oakdale, California và FBI nhận được vào ngày 29/11/1971. Trong thư, kẻ tự nhận là DB Cooper sử dụng những chữ cái cắt từ một tờ báo Sacramento Bee. Người gửi thư nói với giọng điệu thách thức, chế nhạo FBI vì mãi không tìm ra danh tính của y cũng như bắt gã về quy án.

Trong số này, một lá thư được gửi từ Oakdale, California và FBI nhận được vào ngày 29/11/1971. Trong thư, kẻ tự nhận là DB Cooper sử dụng những chữ cái cắt từ một tờ báo Sacramento Bee. Người gửi thư nói với giọng điệu thách thức, chế nhạo FBI vì mãi không tìm ra danh tính của y cũng như bắt gã về quy án.

FBI nghi ngờ tính xác thực của những lá thư trên. Dù vậy, họ vẫn tiến hành điều tra với hy vọng sẽ có được manh mối mới giúp tìm ra hung thủ.

FBI nghi ngờ tính xác thực của những lá thư trên. Dù vậy, họ vẫn tiến hành điều tra với hy vọng sẽ có được manh mối mới giúp tìm ra hung thủ.

Tuy nhiên, các nhà điều tra FBI không thể tìm ra bất cứ thông tin hữu ích nào giúp xác định danh tính thật của tên không tặc DB Cooper.

Tuy nhiên, các nhà điều tra FBI không thể tìm ra bất cứ thông tin hữu ích nào giúp xác định danh tính thật của tên không tặc DB Cooper.

Theo đó, vụ án của DB Cooper đến nay vẫn là một trong những kỳ án khó phá nhất của FBI. Dù vậy, các nhà điều tra không bỏ cuộc và tiếp tục cuộc điều tra nhằm sớm ngày phá được vụ án này.

Theo đó, vụ án của DB Cooper đến nay vẫn là một trong những kỳ án khó phá nhất của FBI. Dù vậy, các nhà điều tra không bỏ cuộc và tiếp tục cuộc điều tra nhằm sớm ngày phá được vụ án này.

Mời độc giả xem video: Mỹ: Nhân viên sân bay cướp máy bay để tự tử. Nguồn: VTV24.

Tâm Anh (theo History)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/ten-khong-tac-khet-tieng-nhat-nuoc-my-gui-thu-khieu-khich-fbi-1456977.html