Tên lửa chống hạm Nga là hàng đầu thế giới và không thể bị đánh chặn

Nga hiện nay đã tiếp bước Liên Xô trước đây để trở thành quốc gia dẫn đầu về tên lửa chống hạm, nhằm thỏa lấp sự yếu kém về mặt hải quân của chính cường quốc này.

Sau Thế chiến thứ hai, Liên Xô và Mỹ đi hai con đường phát triển hải quân hoàn toàn khác nhau. Nòng cốt của Hải quân Mỹ là tàu sân bay; ngay từ thập niên 1960, Mỹ đã phát triển tàu sân bay lớp Kitty Hawk, có lượng choán nước đến 80.000 tấn. Ảnh: Tàu sân bay Kitty Hawk – Nguồn: Wikipedia

Sau Thế chiến thứ hai, Liên Xô và Mỹ đi hai con đường phát triển hải quân hoàn toàn khác nhau. Nòng cốt của Hải quân Mỹ là tàu sân bay; ngay từ thập niên 1960, Mỹ đã phát triển tàu sân bay lớp Kitty Hawk, có lượng choán nước đến 80.000 tấn. Ảnh: Tàu sân bay Kitty Hawk – Nguồn: Wikipedia

Không giống như Hải quân Mỹ, Hải quân Liên Xô đặt trọng tâm vào tên lửa chống hạm. Liên Xô đã phát triển hàng loạt tên lửa chống hạm hạng nặng, tốc độ cao, trong đó nổi bật là hai loại tên lửa chống hạm P-500 Bazalt và P-700 Granit. Ảnh: Tên lửa P-500 Bazalt – Nguồn: Wikipedia

Không giống như Hải quân Mỹ, Hải quân Liên Xô đặt trọng tâm vào tên lửa chống hạm. Liên Xô đã phát triển hàng loạt tên lửa chống hạm hạng nặng, tốc độ cao, trong đó nổi bật là hai loại tên lửa chống hạm P-500 Bazalt và P-700 Granit. Ảnh: Tên lửa P-500 Bazalt – Nguồn: Wikipedia

Theo tính toán của các chuyên gia quân sự Liên Xô, khi tốc độ và khả năng công phá của tên lửa chống hạm tăng lên, thì tỷ lệ phòng thủ thành công của Hải quân Mỹ sẽ giảm xuống. Những tên lửa chống hạm hạng nặng này có tốc độ trên Mach 2 và sức công phá cực mạnh; với một phát bắn trúng, là đủ để tiêu diệt một tàu khu trục lớn. Ảnh: Các ống phóng tên lửa chống hạm P-500 Bazalt trên tàu tuần dương lớp Slava – Nguồn: Wikipedia

Theo tính toán của các chuyên gia quân sự Liên Xô, khi tốc độ và khả năng công phá của tên lửa chống hạm tăng lên, thì tỷ lệ phòng thủ thành công của Hải quân Mỹ sẽ giảm xuống. Những tên lửa chống hạm hạng nặng này có tốc độ trên Mach 2 và sức công phá cực mạnh; với một phát bắn trúng, là đủ để tiêu diệt một tàu khu trục lớn. Ảnh: Các ống phóng tên lửa chống hạm P-500 Bazalt trên tàu tuần dương lớp Slava – Nguồn: Wikipedia

Sau năm 1991, Hải quân Nga, lực lượng kế thừa hầu hết di sản của Hải quân Liên Xô, đã duy trì những ý tưởng giống như thời Liên Xô trong việc phát triển tên lửa chống hạm. Về cơ bản là dựa trên tốc độ và tầm bắn. Ảnh: Tên lửa chống hạm P-700 Granit – Nguồn: Wikipedia

Sau năm 1991, Hải quân Nga, lực lượng kế thừa hầu hết di sản của Hải quân Liên Xô, đã duy trì những ý tưởng giống như thời Liên Xô trong việc phát triển tên lửa chống hạm. Về cơ bản là dựa trên tốc độ và tầm bắn. Ảnh: Tên lửa chống hạm P-700 Granit – Nguồn: Wikipedia

Đây là một phương pháp đơn giản và hiệu quả để vượt qua lớp phòng thủ của tàu chiến Mỹ. Theo tính toán, tốc độ tên lửa càng nhanh, tầm bắn càng xa, thì khả năng tấn công càng mạnh; điều này hoàn toàn trái ngược với tên lửa chống hạm cận âm Harpoon được Hải quân Mỹ sử dụng trong nhiều thập kỷ. Ảnh: Các tàu sân bay thời kỳ đầu của Hải quân Liên Xô cũng được trang bị tên lửa chống hạm hạng nặng – Nguồn: Topwar

Đây là một phương pháp đơn giản và hiệu quả để vượt qua lớp phòng thủ của tàu chiến Mỹ. Theo tính toán, tốc độ tên lửa càng nhanh, tầm bắn càng xa, thì khả năng tấn công càng mạnh; điều này hoàn toàn trái ngược với tên lửa chống hạm cận âm Harpoon được Hải quân Mỹ sử dụng trong nhiều thập kỷ. Ảnh: Các tàu sân bay thời kỳ đầu của Hải quân Liên Xô cũng được trang bị tên lửa chống hạm hạng nặng – Nguồn: Topwar

Tuy nhiên, sau năm 1991, việc phát triển tên lửa chống hạm của Nga đã bị đình trệ một thời gian; chỉ có hai loại tên lửa chống hạm mới là P-800 Oniks và một loại liên doanh với Ấn Độ là BrahMos; hai loại tên lửa này cũng được phát triển theo triết lý tên lửa chống hạm có từ thời Liên Xô, đó là tốc độ và tầm bắn. Ảnh: Tên lửa P-800 Oniks – Nguồn: Topwar

Tuy nhiên, sau năm 1991, việc phát triển tên lửa chống hạm của Nga đã bị đình trệ một thời gian; chỉ có hai loại tên lửa chống hạm mới là P-800 Oniks và một loại liên doanh với Ấn Độ là BrahMos; hai loại tên lửa này cũng được phát triển theo triết lý tên lửa chống hạm có từ thời Liên Xô, đó là tốc độ và tầm bắn. Ảnh: Tên lửa P-800 Oniks – Nguồn: Topwar

Nguyên nhân khiến việc phát triển tên lửa chống hạm của Nga bị đình trệ sau khi Liên Xô vừa sụp đổ, là do Nga thiếu kinh phí nghiên cứu và phát triển tên lửa chống hạm mới, bên cạnh đó là một số lượng lớn tàu nổi đã bị loại bỏ do thiếu kinh phí để hoạt động. Ảnh: Tên lửa BrahMos, Nga liên doanh với Ấn Độ – Nguồn: Topwar

Nguyên nhân khiến việc phát triển tên lửa chống hạm của Nga bị đình trệ sau khi Liên Xô vừa sụp đổ, là do Nga thiếu kinh phí nghiên cứu và phát triển tên lửa chống hạm mới, bên cạnh đó là một số lượng lớn tàu nổi đã bị loại bỏ do thiếu kinh phí để hoạt động. Ảnh: Tên lửa BrahMos, Nga liên doanh với Ấn Độ – Nguồn: Topwar

Nói bao giờ cũng dễ hơn làm, cùng với lý do thiếu kinh phí, thì một số loại tên lửa chống hạm được phát triển từ thời Liên Xô vẫn còn với số lượng lớn trong biên chế Quân đội Nga; thực tế những loại tên lửa này vẫn là những loại tên lửa hiện đại và nguy hiểm; do đó, việc đầu tư phát triển tên lửa chống hạm mới của Nga khi đó càng ít được quan tâm hơn. Ảnh: Phóng tên lửa P-700 Granit trong một cuộc diễn tập của Hải quân Nga - Nguồn: Topwar

Nói bao giờ cũng dễ hơn làm, cùng với lý do thiếu kinh phí, thì một số loại tên lửa chống hạm được phát triển từ thời Liên Xô vẫn còn với số lượng lớn trong biên chế Quân đội Nga; thực tế những loại tên lửa này vẫn là những loại tên lửa hiện đại và nguy hiểm; do đó, việc đầu tư phát triển tên lửa chống hạm mới của Nga khi đó càng ít được quan tâm hơn. Ảnh: Phóng tên lửa P-700 Granit trong một cuộc diễn tập của Hải quân Nga - Nguồn: Topwar

Tuy nhiên mọi thứ sẽ trở lại trật tự vốn có của nó, Nga vẫn có thế mạnh về kỹ thuật để phát triển các tên lửa chống hạm mới. Vào tháng 10 năm nay, Hạm đội phương Bắc của Hải quân Nga đã thử nghiệm một tên lửa chống hạm mới, tên lửa chống hạm này được đặt tên là Zircon. Ảnh: Tên lửa Zircon –– Nguồn: Topwar

Tuy nhiên mọi thứ sẽ trở lại trật tự vốn có của nó, Nga vẫn có thế mạnh về kỹ thuật để phát triển các tên lửa chống hạm mới. Vào tháng 10 năm nay, Hạm đội phương Bắc của Hải quân Nga đã thử nghiệm một tên lửa chống hạm mới, tên lửa chống hạm này được đặt tên là Zircon. Ảnh: Tên lửa Zircon –– Nguồn: Topwar

Trong quá trình thử nghiệm, tên lửa chống hạm Zircon đã bay được tổng cộng 500 km. Tốc độ tối đa trong quá trình này đạt Mach 8, độ cao bay tối đa gần 30.000 mét, có thể thấy đặc trưng của tên lửa chống hạm Zircon vẫn là tốc độ và tầm bắn. Ảnh: Tên lửa Zircon –– Nguồn: Topwar

Trong quá trình thử nghiệm, tên lửa chống hạm Zircon đã bay được tổng cộng 500 km. Tốc độ tối đa trong quá trình này đạt Mach 8, độ cao bay tối đa gần 30.000 mét, có thể thấy đặc trưng của tên lửa chống hạm Zircon vẫn là tốc độ và tầm bắn. Ảnh: Tên lửa Zircon –– Nguồn: Topwar

Hải quân Nga cho biết: Tên lửa chống hạm Zircon đang được biên chế ban đầu vẫn chưa đạt trạng thái hoàn chỉnh, sau khi được cải tiến thêm, tên lửa này có thể đạt hiệu suất như thiết kế với tốc độ bay tối đa Mach 9 và tầm bắn tối đa 1.000 km. Ảnh: Tên lửa Zircon –– Nguồn: Topwar

Hải quân Nga cho biết: Tên lửa chống hạm Zircon đang được biên chế ban đầu vẫn chưa đạt trạng thái hoàn chỉnh, sau khi được cải tiến thêm, tên lửa này có thể đạt hiệu suất như thiết kế với tốc độ bay tối đa Mach 9 và tầm bắn tối đa 1.000 km. Ảnh: Tên lửa Zircon –– Nguồn: Topwar

Không giống như máy bay hoạt động trên tàu sân bay, tên lửa chống hạm Zircon không cần quan tâm đến bán kính chiến đấu, do tên lửa chống hạm Zircon có thể được phóng đi bởi hầu hết các loại tàu ngầm và tàu nổi của Hải quân Nga hiện nay. Ảnh: Một vụ phóng thử tên lửa Zircon của Hải quân Nga – Nguồn: BQP Nga.

Không giống như máy bay hoạt động trên tàu sân bay, tên lửa chống hạm Zircon không cần quan tâm đến bán kính chiến đấu, do tên lửa chống hạm Zircon có thể được phóng đi bởi hầu hết các loại tàu ngầm và tàu nổi của Hải quân Nga hiện nay. Ảnh: Một vụ phóng thử tên lửa Zircon của Hải quân Nga – Nguồn: BQP Nga.

Một số tàu nổi cỡ nhỏ được Hải quân Nga mới được đưa vào trang bị trong những năm gần đây, đều có thể phóng tên lửa chống hạm siêu thanh Zircon. Một số tàu đã thử nghiệm thành công tên lửa chống hạm Zircon ở cự ly 1.000 km. Ảnh: Tên lửa Zircon được phóng từ khinh hạm Đô đốc Groshkov vào ngày 7/10/2020 ở Biển Trắng – Nguồn: BQP Nga.

Một số tàu nổi cỡ nhỏ được Hải quân Nga mới được đưa vào trang bị trong những năm gần đây, đều có thể phóng tên lửa chống hạm siêu thanh Zircon. Một số tàu đã thử nghiệm thành công tên lửa chống hạm Zircon ở cự ly 1.000 km. Ảnh: Tên lửa Zircon được phóng từ khinh hạm Đô đốc Groshkov vào ngày 7/10/2020 ở Biển Trắng – Nguồn: BQP Nga.

Như vậy lần đầu tiên, tên lửa chống hạm có cùng cự ly tấn công và sức tấn công như máy bay trên tàu sân bay. Ngoài ra tốc độ của Zircon đã bỏ xa tất cả phần còn lại, của các loại tên lửa chống hạm trên thế giới; có thể nói, Zircon đã đưa Nga trở lại vị trí “ông chủ” tên lửa chống hạm. Ảnh: Một vụ phóng thử tên lửa Zircon của Hải quân Nga – Nguồn: BQP Nga.

Như vậy lần đầu tiên, tên lửa chống hạm có cùng cự ly tấn công và sức tấn công như máy bay trên tàu sân bay. Ngoài ra tốc độ của Zircon đã bỏ xa tất cả phần còn lại, của các loại tên lửa chống hạm trên thế giới; có thể nói, Zircon đã đưa Nga trở lại vị trí “ông chủ” tên lửa chống hạm. Ảnh: Một vụ phóng thử tên lửa Zircon của Hải quân Nga – Nguồn: BQP Nga.

Không chỉ có Zircon, Nga hiện có một loại tên lửa chống hạm mới là Dagger, tên lửa chống hạm phóng từ trên không này có tốc độ và tầm bắn tương tự Zircon; với tốc độ gần Mach 10, khiến hai tên lửa này gần như bất khả thi trong việc đánh chặn và chúng có thể dễ dàng xé toang lưới phòng không của hạm đội Hải quân Mỹ. Ảnh: Máy bay chiến đấu MiG-31BM mang tên lửa chống hạm Dagger - Nguồn: Topwar

Không chỉ có Zircon, Nga hiện có một loại tên lửa chống hạm mới là Dagger, tên lửa chống hạm phóng từ trên không này có tốc độ và tầm bắn tương tự Zircon; với tốc độ gần Mach 10, khiến hai tên lửa này gần như bất khả thi trong việc đánh chặn và chúng có thể dễ dàng xé toang lưới phòng không của hạm đội Hải quân Mỹ. Ảnh: Máy bay chiến đấu MiG-31BM mang tên lửa chống hạm Dagger - Nguồn: Topwar

Cận cảnh Nga phóng thử nghiệm tên lửa chống hạm Zircon.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/ten-lua-chong-ham-nga-la-hang-dau-the-gioi-va-khong-the-bi-danh-chan-1479172.html