Bộ Quốc phòng Đan Mạch cho biết sự cố xảy ra chiều 4/4 trong quá trình kiểm tra tên lửa diệt hạm Harpoon trên tàu hộ vệ Niels Juel ở cảng Korsor, phía tây thủ đô Copenhagen.
"Tầng đẩy sơ tốc được khởi động nhưng không thể tắt trong suốt nhiều giờ, khiến tên lửa có nguy cơ phóng khỏi bệ và bay xa nhiều km", cơ quan này cho hay.
Tầng đẩy sơ tốc của tên lửa diệt hạm Harpoon sử dụng nhiên liệu rắn, có nhiệm vụ đẩy quả đạn khỏi bệ phóng và giúp nó đạt tốc độ phù hợp.
Bộ phận này chỉ hoạt động trong vài giây và tách khỏi tên lửa trước khi động cơ tua-bin phản lực chính được kích hoạt.
Quân đội Đan Mạch đã lập vùng cấm có bán kính 5-7 km và độ cao 1.000 m ở khu vực phía tây căn cứ hải quân Korsor, khiến tuyến hàng hải trọng yếu Great Belt nối ra biển Baltic gần như bị phong tỏa trong suốt nhiều giờ.
Bộ Quốc phòng Đan Mạch khẳng định tên lửa diệt hạm Harpoon không có nguy cơ phát nổ, do chỉ có tầng đẩy sơ tốc được kích hoạt cho đợt kiểm tra này, trong khi đầu đạn và động cơ tên lửa vẫn trong trạng thái vô hiệu hóa.
Sự việc xảy ra một ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch Troels Lund Poulsen cách chức tư lệnh quân đội Flemming Lentfer, vì không được thông báo về loạt sự cố với hệ thống vũ khí của tàu hộ vệ Iver Huitfeldt trong quá trình ứng phó lực lượng Houthi tại Biển Đỏ.
Niels Juel là một trong ba chiếc thuộc lớp tàu hộ vệ phòng không Iver Huitfeldt, được đưa vào biên chế từ năm 2011.
Đây là những chiến hạm hiện đại nhất của hải quân Đan Mạch, có mức giá xuất xưởng khoảng 325 triệu USD mỗi chiếc.
Chiến hạm Niels Juel được trang bị nhiều hệ thống vũ khí tối tân trong số này có tên lửa Harpoon do Mỹ sản xuất.
Harpoon là tên lửa hành trình diệt hạm do công ty Mỹ McDonnell Douglas, hiện thuộc tập đoàn Boeing, phát triển trong thập niên 1970 và đưa vào biên chế từ năm 1977.
Loại tên lửa này luôn được coi là một trong những "sát thủ diệt hạm" đặc biệt nguy hiểm.
Dù ra đời đã lâu nhưng chúng được cải tiến liên tục.
AGM-84 Harpoon được thiết kế khá linh động để có thể trang bị trên nhiều phương tiện mang phóng như tàu chiến, tàu ngầm, máy bay tiêm kích và cả máy bay ném bom chiến lược.
Hiện nay phiên bản AGM-84L Harpoon Block II đang được nhà phát triển tích cực sản xuất để cung cấp cho khách hàng.
Tên lửa AGM-84L Harpoon Block II là biến thể nâng cấp từ loại tên lửa AGM-84 Harpoon có tầm bắn 278 km với tốc độ 850 km/giờ và độ cao tối đa 910 m.
Biến thể này cũng được nâng cấp khả năng chống lại chế áp điện tử, nhờ sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính (INS) bổ trợ bằng GPS, tên lửa cũng có thể tấn công các mục tiêu trên đất liền.
Loại tên lửa này dài 3,8 m (biến thể phóng từ máy bay, nặng 519 kg) - 4,6 m (biến thể phóng từ tàu nổi, tàu ngầm, nặng 628 kg), đường kính 34 cm, đầu đạn nặng 221 kg,
Tên lửa lao đến mục tiêu nhờ nhiều thiết bị dẫn đường hiện đại theo định vị vệ tinh GPS, có thể bắn trúng các mục tiêu trên biển lẫn trên bờ.
Giá thành mỗi quả tên lửa AGM-84 Harpoon từ 2 -6 triệu USD tùy từng biến thể, chưa tính thiết bị và phụ tùng kèm theo.
Hiện có 28 nước và vùng lãnh thổ trang bị tên lửa AGM-84