Tên lửa Elbrus Liên Xô đánh bại hệ thống phòng thủ tối tân nhất của Mỹ

Trang Avia của Nga cho rằng hệ thống phòng không Patriot tối tân của Mỹ đã tỏ ra vô dụng trong việc đánh chặn tên lửa đạn đạo Iran sử dụng công nghệ của loại R-17 Elbrus chế tạo từ thời Liên Xô.

 Mới đây lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran đã tiến hành một đợt tấn công trả đũa quy mô lớn bằng tên lửa đạn đạo nhằm vào các căn cứ quân sự của Mỹ trên đất Iraq.

Mới đây lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran đã tiến hành một đợt tấn công trả đũa quy mô lớn bằng tên lửa đạn đạo nhằm vào các căn cứ quân sự của Mỹ trên đất Iraq.

 Thông báo từ hiện trường cho biết, 11 trong tổng số 16 tên lửa đã rơi trúng đích, đáng chú ý hơn là hệ thống phòng không Patriot của Mỹ triển khai tại các căn cứ đã bị vô hiệu hóa hoàn toàn.

Thông báo từ hiện trường cho biết, 11 trong tổng số 16 tên lửa đã rơi trúng đích, đáng chú ý hơn là hệ thống phòng không Patriot của Mỹ triển khai tại các căn cứ đã bị vô hiệu hóa hoàn toàn.

 Phía Iran cho rằng đây là thắng lợi to lớn của họ trước đối phương và nếu cần thiết thì lực lượng vũ trang nước này đủ khả năng san phẳng mọi căn cứ quân sự của Mỹ trong khoảng thời gian ngắn.

Phía Iran cho rằng đây là thắng lợi to lớn của họ trước đối phương và nếu cần thiết thì lực lượng vũ trang nước này đủ khả năng san phẳng mọi căn cứ quân sự của Mỹ trong khoảng thời gian ngắn.

 Bên cạnh những thắc mắc về hiệu suất tác chiến của Patriot thì vấn đề thu hút sự quan tâm tiếp theo đó là Iran đã sử dụng loại tên lửa nào trong cuộc tấn công, bởi vũ khí này dường như không phải Fateh như nhận định ban đầu.

Bên cạnh những thắc mắc về hiệu suất tác chiến của Patriot thì vấn đề thu hút sự quan tâm tiếp theo đó là Iran đã sử dụng loại tên lửa nào trong cuộc tấn công, bởi vũ khí này dường như không phải Fateh như nhận định ban đầu.

 Theo nhận định từ trang Avia của Nga, cuộc tấn công của Iran nhằm vào các căn cứ quân sự Mỹ ở Iraq được thực hiện bằng tên lửa đạn đạo áp dụng công nghệ từ thời Liên Xô.

Theo nhận định từ trang Avia của Nga, cuộc tấn công của Iran nhằm vào các căn cứ quân sự Mỹ ở Iraq được thực hiện bằng tên lửa đạn đạo áp dụng công nghệ từ thời Liên Xô.

 Cụ thể, các tên lửa đạn đạo tầm ngắn mang tên Qiam-1 được Iran phát triển chính là một phần của tổ hợp R-17 Elbrus, hay còn được gọi bằng cái tên Scud nổi tiếng.

Cụ thể, các tên lửa đạn đạo tầm ngắn mang tên Qiam-1 được Iran phát triển chính là một phần của tổ hợp R-17 Elbrus, hay còn được gọi bằng cái tên Scud nổi tiếng.

 Trong khi Iran tuyên bố đây là những tên lửa đã được hiện đại hóa, các chuyên gia quân sự Nga lại cho rằng thực chất nhận định này về cơ bản là sai lầm.

Trong khi Iran tuyên bố đây là những tên lửa đã được hiện đại hóa, các chuyên gia quân sự Nga lại cho rằng thực chất nhận định này về cơ bản là sai lầm.

 Lý do chuyên gia quân sự Nga có nhận định trên là bởi vì xét về mặt tốc độ cũng như tầm bắn thì tên lửa đạn đạo Qiam-1 của Iran hoàn toàn không khác biệt gì so với mẫu vũ khí cổ điển từ thời Liên Xô.

Lý do chuyên gia quân sự Nga có nhận định trên là bởi vì xét về mặt tốc độ cũng như tầm bắn thì tên lửa đạn đạo Qiam-1 của Iran hoàn toàn không khác biệt gì so với mẫu vũ khí cổ điển từ thời Liên Xô.

 Iran có thể hiểu việc hiện đại hóa tên lửa là sử dụng các hệ thống điều khiển mới, bao gồm cả những tổ hợp cho phép tăng độ chính xác của tên lửa, tuy nhiên điều này không làm thay đổi căn bản tình hình.

Iran có thể hiểu việc hiện đại hóa tên lửa là sử dụng các hệ thống điều khiển mới, bao gồm cả những tổ hợp cho phép tăng độ chính xác của tên lửa, tuy nhiên điều này không làm thay đổi căn bản tình hình.

 Ngoài ra, các chuyên gia cũng không quên nhắc đến thực tế là tên lửa đạn đạo tương tự của Liên Xô vẫn tỏ ra khá hiệu quả về mặt ứng dụng trong chiến tranh hiện đại.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng không quên nhắc đến thực tế là tên lửa đạn đạo tương tự của Liên Xô vẫn tỏ ra khá hiệu quả về mặt ứng dụng trong chiến tranh hiện đại.

 Một cuộc tấn công lớn của vũ khí này thực tế sẽ không để lại bất kỳ cơ hội nào cho kẻ thù, điều đó được chứng minh bằng sự "vô ích tuyệt đối" của hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot do Mỹ chế tạo.

Một cuộc tấn công lớn của vũ khí này thực tế sẽ không để lại bất kỳ cơ hội nào cho kẻ thù, điều đó được chứng minh bằng sự "vô ích tuyệt đối" của hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot do Mỹ chế tạo.

 Bên cạnh đó, các chuyên gia quân sự cho rằng cần lưu tâm đến việc các tổ hợp Elbrus của Liên Xô có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân để trở thành vũ khí chiến lược.

Bên cạnh đó, các chuyên gia quân sự cho rằng cần lưu tâm đến việc các tổ hợp Elbrus của Liên Xô có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân để trở thành vũ khí chiến lược.

 Do vậy nếu Iran thực sự tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân thì nhờ vào tên lửa Xô Viết hiện đại hóa, Tehran sẽ có thể giành quyền kiểm soát các mục tiêu ở hầu hết khu vực Trung Đông.

Do vậy nếu Iran thực sự tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân thì nhờ vào tên lửa Xô Viết hiện đại hóa, Tehran sẽ có thể giành quyền kiểm soát các mục tiêu ở hầu hết khu vực Trung Đông.

 Tuy nhiên trên đây là nhận định từ các chuyên gia quân sự Nga, phía Iran cũng như Mỹ chưa đưa ra bất cứ đánh giá hay bình luận nào về những nhận xét trên.

Tuy nhiên trên đây là nhận định từ các chuyên gia quân sự Nga, phía Iran cũng như Mỹ chưa đưa ra bất cứ đánh giá hay bình luận nào về những nhận xét trên.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/anh-ten-lua-elbrus-lien-xo-danh-bai-he-thong-phong-thu-toi-tan-nhat-cua-my/839312.antd