Tên lửa Kornet trở thành ác mộng của thiết giáp phương Tây

Tên lửa chống tăng (ATGM) Kornet đã tự khẳng định là một trong những vũ khí hiệu quả nhất để chống lại xe bọc thép và công sự của đối phương.

Trên chiến trường Ukraine, các tổ hợp ATGM hạng nặng này đã thể hiện hiệu quả cao nhờ đặc tính kỹ chiến thuật đặc biệt.

Tổ hợp Kornet được phát triển từ những năm 1990 và được Quân đội Nga sử dụng vào năm 1998. Nhiệm vụ chính của ATGM là đánh bại các xe tăng hiện đại được trang bị vỏ giáp dày, cũng như những mục tiêu bọc thép và không bọc thép khác.

ATGM Kornet được trang bị hệ thống dẫn hướng chùm tia laser bán tự động, đảm bảo độ chính xác khi tấn công ở khoảng cách xa.

Tầm bắn tối đa của Kornet lên tới 10 km khi sử dụng tên lửa đặc biệt, trong khi đạn tiêu chuẩn có thể bắn trúng mục tiêu cách xa 5,5 km. Đầu đạn của tên lửa có thể là loại xuyên lõm hoặc nhiệt áp, khiến nó trở thành vũ khí phổ biến để tiêu diệt cả mục tiêu bọc thép cũng như công sự và nhân lực của đối phương.

Trên chiến địa, Kornet ATGM đang được sử dụng tích cực để tiêu diệt xe bọc thép, các vị trí kiên cố và nhân lực của Ukraine. Một ví dụ về việc sử dụng thành công tổ hợp này là trận chiến ở khu vực Lisichansk, nơi quân đội Nga với sự trợ giúp của Kornet đã tiêu diệt nhiều xe tăng và xe chiến đấu bộ binh đối phương.

 Tên lửa chống tăng Kornet được đánh giá rất cao về tính năng kỹ chiến thuật.

Tên lửa chống tăng Kornet được đánh giá rất cao về tính năng kỹ chiến thuật.

Hiệu quả của việc sử dụng Kornet đã được chính các quân nhân xác nhận. Chỉ huy của một trong các đơn vị Nga lưu ý rằng ATGM này có thể tấn công với độ chính xác cao từ khoảng cách xa, giúp giảm đáng kể rủi ro cho trắc thủ và tăng cơ hội hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu.

Ngoài ra trong một trong những trận chiến gần Mariupol, ATGM Kornet còn được sử dụng để phá hủy các boongke và công sự, cho phép quân Nga tiến về phía trước và chiếm giữ vị trí chiến lược quan trọng.

Ưu điểm nữa của Kornet ATGM là độ linh họa, tổ hợp này có thể được lắp đặt trên nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm cả xe bọc thép chở quân và ô tô, cho phép nó nhanh chóng được di chuyển ra chiến trường và sử dụng trong nhiều tình huống chiến thuật.

Dựa trên kinh nghiệm thành công khi sử dụng Kornet ATGM ở khu vực chiến sự, Nga có kế hoạch tiếp tục hiện đại hóa và cải tiến tổ hợp này. Trong tương lai, họ có thể tăng tầm bắn, cải tiến hệ thống dẫn đường.

Một trong những lĩnh vực hiện đại hóa là tích hợp Kornet với máy bay không người lái (UAV), điều này sẽ làm tăng đáng kể độ chính xác và hiệu quả thông qua việc sử dụng UAV để trinh sát và dẫn đường.

Khả năng phát triển các loại đầu đạn mới, bao gồm cả đầu đạn với yếu tố hủy diệt có kiểm soát cũng đang được xem xét, mục đích nhằm chống lại hiệu quả hơn những biện pháp phòng thủ của chiến xa hiện đại.

Tên lửa Kornet tấn công xe tăng M1A2 tại chiến trường Yemen.

Theo Avia-pro

Bạch Dương

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/ten-lua-kornet-tro-thanh-ac-mong-cua-thiet-giap-phuong-tay-post692340.html