Tên lửa 'quái vật Frankenstein' hấp dẫn Mỹ

Được phát triển nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu cấp bách của phòng không Ukraine, tên lửa 'quái vật' FrankenSAM đã thể hiện hiệu suất tốt trên chiến trường, điều này khiến quân đội Mỹ để ý và muốn đưa vào trang bị.

Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ (SASC) tuần này công bố dự thảo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) cho năm tài khóa 2025, trong đó đề cập tới hệ thống phòng không FrankenSAM (Tổ hợp phòng không kết hợp đạn tên lửa Mỹ và bệ phóng do Liên Xô sản xuất), loại vũ khí đang được triển khai ở Ukraine.

Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ (SASC) tuần này công bố dự thảo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) cho năm tài khóa 2025, trong đó đề cập tới hệ thống phòng không FrankenSAM (Tổ hợp phòng không kết hợp đạn tên lửa Mỹ và bệ phóng do Liên Xô sản xuất), loại vũ khí đang được triển khai ở Ukraine.

Theo SASC, FrankenSAM là chương trình ghép nối "hệ thống phóng mặt đất với tên lửa phòng không sẵn có" để tạo thành một tổ hợp vũ khí phòng không hoàn chỉnh.

Theo SASC, FrankenSAM là chương trình ghép nối "hệ thống phóng mặt đất với tên lửa phòng không sẵn có" để tạo thành một tổ hợp vũ khí phòng không hoàn chỉnh.

Chương trình FrankenSAM bắt nguồn từ yêu cầu trong năm tài khóa 2023 của không quân Mỹ về một hệ thống phòng không tầm ngắn di động có thể "nhanh chóng phát triển và đưa vào sử dụng tại Ukraine".

Chương trình FrankenSAM bắt nguồn từ yêu cầu trong năm tài khóa 2023 của không quân Mỹ về một hệ thống phòng không tầm ngắn di động có thể "nhanh chóng phát triển và đưa vào sử dụng tại Ukraine".

Các hệ thống FrankenSAM được thiết kế, chế tạo và thử nghiệm thành công trong vòng 8 tháng từ khi trao hợp đồng và được Ukraine triển khai từ cuối năm 2023.

Các hệ thống FrankenSAM được thiết kế, chế tạo và thử nghiệm thành công trong vòng 8 tháng từ khi trao hợp đồng và được Ukraine triển khai từ cuối năm 2023.

"Sau hai tháng có mặt trên tiền tuyến với chưa đầy hai tuần để huấn luyện binh sĩ cách vận hành, FrankenSAM đã hoàn toàn chứng minh được năng lực, mang đến tác động tức thì trên chiến trường", SASC nhấn mạnh.

"Sau hai tháng có mặt trên tiền tuyến với chưa đầy hai tuần để huấn luyện binh sĩ cách vận hành, FrankenSAM đã hoàn toàn chứng minh được năng lực, mang đến tác động tức thì trên chiến trường", SASC nhấn mạnh.

Cơ quan này liệt kê nhiều ưu điểm của FrankenSAM, như dễ sử dụng và chỉnh sửa, có thể nhanh chóng tích hợp vào lưới phòng không hiện hành, đồng thời giúp cắt giảm chi phí.

SASC yêu cầu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ xem xét đưa hệ thống FrankenSAM vào biên chế lực lượng không quân và báo cáo lại kết quả trước ngày 1/4/2025.

Ý tưởng về chương trình FrankenSAM bắt nguồn từ cuối năm 2022, khi giới chức Ukraine nhờ các nước đối tác hỗ trợ tìm kiếm đạn tên lửa cho các hệ thống phòng không Buk thời Liên Xô có trong kho.

Ý tưởng về chương trình FrankenSAM bắt nguồn từ cuối năm 2022, khi giới chức Ukraine nhờ các nước đối tác hỗ trợ tìm kiếm đạn tên lửa cho các hệ thống phòng không Buk thời Liên Xô có trong kho.

Một số dự án chỉ đơn thuần là lắp tên lửa Mỹ lên bệ phóng cũ, số khác có độ phức tạp cao hơn, như tích hợp toàn bộ bệ phóng phương Tây vào tổ hợp phòng không S-300.

Một số dự án chỉ đơn thuần là lắp tên lửa Mỹ lên bệ phóng cũ, số khác có độ phức tạp cao hơn, như tích hợp toàn bộ bệ phóng phương Tây vào tổ hợp phòng không S-300.

Ukraine ban đầu định tự hoán cải các bệ phóng, song các kỹ sư Mỹ sau đó đã nhận nhiệm vụ này. Kết quả là hệ thống FrankenSAM ra đời, với bệ phóng chuẩn Liên Xô, còn đạn tên lửa chuẩn NATO.

Ukraine ban đầu định tự hoán cải các bệ phóng, song các kỹ sư Mỹ sau đó đã nhận nhiệm vụ này. Kết quả là hệ thống FrankenSAM ra đời, với bệ phóng chuẩn Liên Xô, còn đạn tên lửa chuẩn NATO.

Quân đội Ukraine được cho là hiện có ít nhất ba loại FrankenSAM. Loại thứ nhất kết hợp tổ hợp Buk với tên lửa RIM-7 Sea Sparrow, loại thứ hai ghép radar thời Liên Xô với đạn Sidewinder, loại cuối cùng là tên lửa, bệ phóng Patriot và radar nội địa của Ukraine.

Quân đội Ukraine được cho là hiện có ít nhất ba loại FrankenSAM. Loại thứ nhất kết hợp tổ hợp Buk với tên lửa RIM-7 Sea Sparrow, loại thứ hai ghép radar thời Liên Xô với đạn Sidewinder, loại cuối cùng là tên lửa, bệ phóng Patriot và radar nội địa của Ukraine.

Quân đội Mỹ đảm bảo rằng bằng cách này, họ có thể nhanh chóng trang bị ít nhất một số loại tên lửa phòng không cho đội hình chiến đấu của Ukraine vốn đang rơi vào tình trạng suy kiệt.

Quân đội Mỹ đảm bảo rằng bằng cách này, họ có thể nhanh chóng trang bị ít nhất một số loại tên lửa phòng không cho đội hình chiến đấu của Ukraine vốn đang rơi vào tình trạng suy kiệt.

Giới chức Ukraine nhận định ưu điểm lớn nhất của dự án FrankenSAM là tốc độ hoàn thiện và đưa vào trang bị.

Giới chức Ukraine nhận định ưu điểm lớn nhất của dự án FrankenSAM là tốc độ hoàn thiện và đưa vào trang bị.

Thông thường phải mất 3-4 năm để chế tạo một hệ thống phòng không mới, trong khi chỉ mất vài tháng để ghép nối một tổ hợp phòng không dạng "quái vật Frankenstein".

Thông thường phải mất 3-4 năm để chế tạo một hệ thống phòng không mới, trong khi chỉ mất vài tháng để ghép nối một tổ hợp phòng không dạng "quái vật Frankenstein".

Mỹ mới đây cho biết đã cung cấp cho Ukraine dữ liệu kỹ thuật cần thiết để có thể tự chế tạo hệ thống phòng không FrankenSAM ở trong nước, qua đó đẩy nhanh tốc độ triển khai các khí tài này ra chiến trường.

Mỹ mới đây cho biết đã cung cấp cho Ukraine dữ liệu kỹ thuật cần thiết để có thể tự chế tạo hệ thống phòng không FrankenSAM ở trong nước, qua đó đẩy nhanh tốc độ triển khai các khí tài này ra chiến trường.

Ukraine hiện rất cần bổ sung hệ thống phòng không để chống lại các cuộc tập kích quy mô lớn bằng tên lửa và UAV của Nga.

Ukraine hiện rất cần bổ sung hệ thống phòng không để chống lại các cuộc tập kích quy mô lớn bằng tên lửa và UAV của Nga.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/ten-lua-quai-vat-frankenstein-hap-dan-my-post582753.antd