Tên lửa siêu thanh Mỹ sẽ sớm hiện diện tại châu Âu?

Tên lửa siêu thanh Mỹ có thể sẽ sớm hiện diện tại châu Âu khi gần đây xuất hiện những tín hiệu đáng chú ý.

Tư lệnh lực lượng đồng minh NATO tại châu Âu - Tướng Christopher Cavoli đã đề xuất sớm triển khai tên lửa siêu thanh tầm xa trên lãnh thổ các quốc gia thuộc EU.

Tư lệnh lực lượng đồng minh NATO tại châu Âu - Tướng Christopher Cavoli đã đề xuất sớm triển khai tên lửa siêu thanh tầm xa trên lãnh thổ các quốc gia thuộc EU.

Tuyên bố này được Tướng Cavoli đưa ra trong phiên điều trần tại Thượng viện Mỹ khi nhấn mạnh đến nhu cầu tăng cường tiềm lực quân sự của NATO tại Cựu lục địa nhằm mục đích "răn đe Nga".

Tuyên bố này được Tướng Cavoli đưa ra trong phiên điều trần tại Thượng viện Mỹ khi nhấn mạnh đến nhu cầu tăng cường tiềm lực quân sự của NATO tại Cựu lục địa nhằm mục đích "răn đe Nga".

Mặc dù vậy vị tướng Mỹ không tiết lộ thông tin chi tiết về chủng loại vũ khí siêu thanh, hoặc thời điểm triển khai loại tên lửa đặc biệt này mà chỉ đưa ra tuyên bố mang tính khái quát mà thôi.

Mặc dù vậy vị tướng Mỹ không tiết lộ thông tin chi tiết về chủng loại vũ khí siêu thanh, hoặc thời điểm triển khai loại tên lửa đặc biệt này mà chỉ đưa ra tuyên bố mang tính khái quát mà thôi.

Tướng Cavoli cho rằng việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) hồi năm 2019 là một "quyết định quan trọng" sẽ mang lại lợi ích chiến lược cho NATO, giúp mở ra cơ hội tăng cường năng lực phòng thủ cho châu Âu trước những nguy cơ từ phía Nga.

Tướng Cavoli cho rằng việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) hồi năm 2019 là một "quyết định quan trọng" sẽ mang lại lợi ích chiến lược cho NATO, giúp mở ra cơ hội tăng cường năng lực phòng thủ cho châu Âu trước những nguy cơ từ phía Nga.

Tư lệnh lực lượng NATO tại châu Âu cũng lưu ý những bài học mà Liên minh nên rút ra từ cuộc chiến Ukraine, khi mô tả Nga là "mối đe dọa truyền thống" đối với an ninh của Mỹ và các đồng minh, đồng thời cảnh báo khả năng nhanh chóng xây dựng lại sức mạnh của Quân đội Nga.

Tư lệnh lực lượng NATO tại châu Âu cũng lưu ý những bài học mà Liên minh nên rút ra từ cuộc chiến Ukraine, khi mô tả Nga là "mối đe dọa truyền thống" đối với an ninh của Mỹ và các đồng minh, đồng thời cảnh báo khả năng nhanh chóng xây dựng lại sức mạnh của Quân đội Nga.

Vị tướng Mỹ nhấn mạnh, giới chức quân sự phương Tây đã không chuẩn bị sẵn sàng trước tốc độ hiện đại hóa vũ khí và thích nghi với điều kiện chiến đấu của Nga, điều này cần sớm thay đổi.

Vị tướng Mỹ nhấn mạnh, giới chức quân sự phương Tây đã không chuẩn bị sẵn sàng trước tốc độ hiện đại hóa vũ khí và thích nghi với điều kiện chiến đấu của Nga, điều này cần sớm thay đổi.

Nói về đề xuất cần triển khai vũ khí siêu thanh, tướng Cavoli nhấn mạnh sự quan trọng của việc răn đe khi Nga đã thể hiện khả năng phục hồi bất chấp áp lực trừng phạt, thực tế trên buộc NATO phải xem xét lại cách tiếp cận của mình.

Nói về đề xuất cần triển khai vũ khí siêu thanh, tướng Cavoli nhấn mạnh sự quan trọng của việc răn đe khi Nga đã thể hiện khả năng phục hồi bất chấp áp lực trừng phạt, thực tế trên buộc NATO phải xem xét lại cách tiếp cận của mình.

Bài phát biểu của Tư lệnh quân đồng minh NATO tại châu Âu mang nặng những lời chỉ trích nhằm vào các chính trị gia, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu đoàn kết trong NATO trước mối đe dọa ngày càng lớn hơn từ Moskva.

Bài phát biểu của Tư lệnh quân đồng minh NATO tại châu Âu mang nặng những lời chỉ trích nhằm vào các chính trị gia, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu đoàn kết trong NATO trước mối đe dọa ngày càng lớn hơn từ Moskva.

Trong bài phát biểu của Tướng Cavoli, Nga xuất hiện như một đối thủ truyền thống, trong đó mọi bước đi của Moskva đều đòi hỏi những biện pháp phản ứng quyết liệt từ tập thể phương Tây.

Trong bài phát biểu của Tướng Cavoli, Nga xuất hiện như một đối thủ truyền thống, trong đó mọi bước đi của Moskva đều đòi hỏi những biện pháp phản ứng quyết liệt từ tập thể phương Tây.

Mặc dù vậy có nhiều ý kiến cho rằng lập luận như vậy từ lâu đã trở nên phổ biến trong giới chức quân sự Mỹ, khi họ tìm cách biện minh cho việc tăng ngân sách quốc phòng và mở rộng ảnh hưởng tại châu Âu.

Mặc dù vậy có nhiều ý kiến cho rằng lập luận như vậy từ lâu đã trở nên phổ biến trong giới chức quân sự Mỹ, khi họ tìm cách biện minh cho việc tăng ngân sách quốc phòng và mở rộng ảnh hưởng tại châu Âu.

Vấn đề triển khai vũ khí siêu thanh của Mỹ không phải là mới, nhưng đã trở nên đặc biệt quan trọng sau những gì diễn ra gần đây. Vào tháng 3/2025, có thông tin Mỹ đang tích cực triển khai các hệ thống tên lửa siêu thanh theo chương trình Tấn công chớp nhoáng thông thường.

Vấn đề triển khai vũ khí siêu thanh của Mỹ không phải là mới, nhưng đã trở nên đặc biệt quan trọng sau những gì diễn ra gần đây. Vào tháng 3/2025, có thông tin Mỹ đang tích cực triển khai các hệ thống tên lửa siêu thanh theo chương trình Tấn công chớp nhoáng thông thường.

Vũ khí siêu thanh của Mỹ có thể được giao cho các đồng minh NATO trong vài năm tới, khi Đức và Ba Lan đã nhiều lần bày tỏ mong muốn Washington vẫn sẽ đảm bảo an ninh cho châu Âu, mặc dù quyết định cuối cùng phụ thuộc vào ý chí chính trị và sự phối hợp với Nhà Trắng.

Vũ khí siêu thanh của Mỹ có thể được giao cho các đồng minh NATO trong vài năm tới, khi Đức và Ba Lan đã nhiều lần bày tỏ mong muốn Washington vẫn sẽ đảm bảo an ninh cho châu Âu, mặc dù quyết định cuối cùng phụ thuộc vào ý chí chính trị và sự phối hợp với Nhà Trắng.

Nhưng có một chi tiết cần lưu ý đó là cho đến nay các chương trình vũ khí siêu thanh của Mỹ đang bị chậm trễ đáng kể so với kế hoạch, điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến kế hoạch triển khai trong tương lai.

Nhưng có một chi tiết cần lưu ý đó là cho đến nay các chương trình vũ khí siêu thanh của Mỹ đang bị chậm trễ đáng kể so với kế hoạch, điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến kế hoạch triển khai trong tương lai.

Tình trạng trên xuất phát từ những yêu cầu rất cao của Lầu Năm Góc, khi tên lửa siêu thanh của Mỹ khác hoàn toàn với Nga - chỉ duy trì tốc độ Mach 5 nhưng phải thực hiện được đường bay phức tạp, thay vì cú bổ nhào dựa hoàn toàn vào vận tốc lớn để xuyên thủng phòng không.

Tình trạng trên xuất phát từ những yêu cầu rất cao của Lầu Năm Góc, khi tên lửa siêu thanh của Mỹ khác hoàn toàn với Nga - chỉ duy trì tốc độ Mach 5 nhưng phải thực hiện được đường bay phức tạp, thay vì cú bổ nhào dựa hoàn toàn vào vận tốc lớn để xuyên thủng phòng không.

Việt Dũng

Theo Army Recognition

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/ten-lua-sieu-thanh-my-se-som-hien-dien-tai-chau-au-post608211.antd