Tên lửa không đối không Thiên Cung II, có tầm bắn lên tới 100km và được cho là có thể vượt qua tốc độ Mach 5. Nếu so sánh với loại tên lửa AIM-120B, được trang bị trên một số loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của Mỹ, thì tầm bắn chỉ 75 km.
Đảo Đài Loan hy vọng rằng, tên lửa Thiên Cung II có thể làm điều gì đó, ít nhất là hạn chế được những lợi thế áp đảo của Bắc Kinh trên không; không chỉ là chất lượng mà còn về số lượng.
Một trong số các biện pháp cụ thể, là nâng số tên lửa trang bị trên máy bay chiến đấu Kinh Quốc (Ching Kuo) do đảo Đài Loan tự sản xuất, lên bốn tên lửa không đối không, thay vì hai tên lửa như hiện nay.
Mặc dù đó là sự nỗ lực, giống như các sáng kiến hiện đại hóa khác gần đây của đảo Đài Loan, nhưng tác động của tên lửa Thiên Cung, đối với một cuộc xung đột trong tương lai, được cho là không quá đáng kể.
Các máy bay chiến đấu của đảo Đài Loan hiện nay gồm các loại Kinh Quốc, F-16 và Mirage 2000 đều là chiến đấu cơ hạng nhẹ, tương đương với chiến đấu cơ J-10 của Trung Quốc và mỗi máy bay chiến đấu của đảo Đài Loan, cũng chỉ có thể mang 4 tên lửa Thiên Cung.
Tuy nhiên, để chống lại các loại máy bay chiếm ưu thế trên không chuyên dụng hạng nặng như Su-30MKK, Su-35S, J-11B, J-16 với số lượng đến vài trăm chiếc, dàn máy bay chiến đấu của đảo Đài Loan sẽ gặp rất nhiều bất lợi.
Nếu máy bay chiến đấu Kinh Quốc có thể mang 4 tên lửa Thiên Cung, các loại tiêm kích như Su-35 có thể mang 14 tên lửa. Những tên lửa trang bị trên Su-35 không chỉ có tầm bắn xa hơn, tốc độ nhanh hơn, mà các cảm biến còn tốt hơn.
Ví dụ, tên lửa R-27 có tầm bắn tối đa 130 km, cho phép J-11, Su-30 và các máy bay chiến đấu hạng nặng khác, thoải mái tác chiến trên không. Đồng thời kết hợp với những máy bay cảnh báo sớm (AWACS), để phát hiện mục tiêu từ tầm rất xa.
Ngoài ra, các loại tên lửa tầm siêu xa như R-33, dường như cũng đã xuất hiện trong khu vực, khiến không quân Đài Loan thêm rơi vào thế bí, khi phải đối đầu với quá nhiều loại vũ khí tối tân nếu xảy ra xung đột tổng lực.
Những loại vũ khí có tính năng vượt trội kể trên, được thừa nhận phần lớn là do Nga sản xuất, sẽ áp đảo trên không so với vũ khí của Đài Loan. Ngoài ra, các chiến lược chiếm ưu thế trên không, sẽ đánh thẳng vào điểm yếu lớn nhất của đảo Đài Loan, đó là không đủ số lượng máy bay tham chiến.
Để giải quyết các điểm yếu chí tử của mình, đảo Đài Loan cần tăng cường hơn nữa lực lượng không quân, để vừa có đủ số lượng, vừa có chất lượng nhằm "tự lực cánh sinh" trong trường hợp xảy ra xung đột.
Ngoài ra, hòn đảo này cũng có thể tăng cường sức mạnh cho lực lượng phòng không, để vừa giảm thiểu được chi phí đầu tư trong thời gian dài.
Hiện nay, đảo Đài Loan đang rất mạnh tay chi tiền mua các loại vũ khí, thiết bị quân sự từ Mỹ. Việc tăng cường mối quan hệ với Washington, cũng có thể coi là một cách để hòn đảo này "dựa dẫm" trong trường hợp xảy ra chiến tranh.
Còn với năng lực tự sản xuất vũ khí, đảo Đài Loan hoàn toàn có khả năng, tuy nhiên xét về cả số lượng và chất lượng của những loại vũ khí do hòn đảo này tự thiết kế, rõ ràng là không đủ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cận cảnh sức mạnh của tiêm kích F-16V - loại chiến đấu cơ đảo Đài Loan vừa chi hàng tỷ USD để mua từ Mỹ. Nguồn: Military.
Tiến Minh