Rạng sáng ngày 12/1, Mỹ và Anh đã tiến hành không kích các địa điểm của Houthi tại Yemen. Đáng chú ý, trong cuộc tấn công trả đũa này, quân đội 2 nước đã sử dụng tên lửa Tomahawk phóng từ các các tàu chiến và chiến đấu cơ.
Mục tiêu của cuộc không kích này gồm các trung tâm hậu cần, hệ thống phòng không và các địa điểm cất giấu vũ khí của Houthi. Các cuộc không kích trên đánh dấu phản ứng đầu tiên của Quân đội Mỹ nhằm đáp trả Houthi. Ảnh: BQP Anh.
Cuộc không kích diễn ra chỉ một tuần sau khi Nhà Trắng và một loạt quốc gia đối tác đưa ra cảnh báo cuối cùng, trong đó yêu cầu Houthi ngừng các cuộc tấn công trên Biển Đỏ nếu không sẽ phải hứng chịu các phản ứng quân sự. Ảnh: BQP Anh.
Theo kênh CNN, Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định các cuộc tấn công trên là để đáp trả trực tiếp các cuộc tấn công chưa từng có mà Houthi thực hiện nhằm vào các tàu thương mại quốc tế ở Biển Đỏ. Trong tuyên bố, ông Biden nhấn mạnh: “Những cuộc tấn công có chủ đích này là một thông điệp rõ ràng rằng Mỹ và các đối tác sẽ không tha thứ cho các cuộc tấn công nhằm vào người của chúng tôi hoặc cho phép các tác nhân thù địch gây nguy hiểm cho quyền tự do hàng hải ở một trong những tuyến đường thương mại quan trọng nhất thế giới”. Ông nói thêm rằng ông sẽ không ngần ngại thực hiện thêm biện pháp đáp trả. Ảnh: CNN.
Ngay sau vụ tấn công, một loạt nghị sĩ Mỹ đã có phản ứng. Hạ nghị sĩ Dân chủ Ro Khanna cho rằng, những cuộc không kích này chưa được Quốc hội cho phép. Trong khi đó, hạ nghị sĩ Dân chủ Mark Pocan cũng nếu quan điểm, Mỹ không thể mạo hiểm vướng vào một cuộc xung đột kéo dài hàng thập kỷ nữa mà không có sự cho phép của Quốc hội. Các nghị sĩ khác nói họ không muốn Mỹ tham gia vào một cuộc chiến rộng hơn trong khu vực Trung Đông. Ảnh: Al-Masira TV.
Tomahawk là tên lửa hành trình cận âm, tầm trung đến tầm xa (460-2.500 km), hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, được Hải quân Anh và Hải quân Mỹ sử dụng để tấn công mục tiêu mặt đất bằng tàu chiến và tàu ngầm Ảnh: AP.
Tên lửa Tomahawk được phát triển tại Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng Johns Hopkins vào những năm 1970 và lần đầu tiên đưa vào sử dụng trong Hải quân Mỹ vào năm 1983. Ảnh: US Navy.
Tomahawk đã trải qua nhiều lần nâng cấp và sửa đổi, bao gồm phiên bản chống hạm, phiên bản không đối đất và một biến thể phóng từ mặt đất. Ảnh: Al-Masira TV.
Tomahawk có nhiều cấu hình khác nhau xét về hỏa lực, bao gồm biến thể thông thường với đầu đạn nổ mạnh 450kg hoặc đạn chùm. Trong biến thể hạt nhân, các tên lửa hiện mang W80 - đầu đạn hạt nhân hai giai đoạn có năng suất thấp đến trung bình với hỏa lực nổ từ 5-150 kiloton. Ảnh: CORBIS.
Tên lửa Tomahawk có tính năng GPS, radar chủ động, dẫn đường quán tính và dẫn đường dựa trên đường viền địa hình. Trong các biến thể mới nhất, máy thu GPS của tên lửa có thể chống nhiễu. Tên lửa Tomahawk là vũ khí quan trọng trong hầu hết các hoạt động quân sự và chiến tranh ở nước ngoài Mỹ kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Ảnh: IESD.
Nhà sản xuất Tomahawk Raytheon cho biết, Mỹ đã sử dụng tên lửa Tomahawk trong chiến đấu hơn 2.300 lần trong 32 năm qua, tất cả đều sử dụng biến thể thông thường của tên lửa hành trình. Cùng với tàu ngầm mang tên lửa dẫn đường lớp Ohio, Tomahawk có thể được bắn từ một loạt tàu mặt nước của Mỹ, bao gồm cả tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke. Tên lửa được phóng bằng Mark 41, hệ thống phóng thẳng đứng trên mặt đất hoặc trên tàu có thể được trang bị trên nhiều loại tàu chiến. Ảnh: US Navy.
Tên lửa hành trình Tomahawk được coi là mối đe dọa đáng kể đối với tất cả các đối thủ tiềm tàng của Mỹ do loại vũ khí này tiết diện radar thấp và khả năng bay tới các mục tiêu ở độ cao thấp trên đất liền và trên biển. Dù tên lửa Tomahawk phổ biến rộng rãi trên các tàu chiến mà Hải quân Mỹ triển khai ở nhiều nơi, nhưng chúng không được coi là “bất khả xâm phạm”. Ảnh: US Navy.
Các quan chức Mỹ xác nhận rằng nhiều tên lửa Tomahawk đã bị lực lượng phòng không Iraq bắn hạ vào những năm 1990, và chúng cũng bị lực lượng phòng không Nam Tư bắn hạ cùng với hơn chục máy bay Mỹ và NATO. Ảnh: US Navy.