Tết Nguyên đán 2020: Nhật Bản đón năm mới theo cách đặc biệt
Khác với Việt Nam, mặc dù Nhật Bản không còn đón Tết âm lịch từ năm 1873 đến nay bởi người Nhật chuyển sang đón Tết Tây (ngày 1/1 Dương lịch) nhằm tiết kiệm thời gian và tăng lợi ích kinh tế, nhưng Tết của người Nhật Bản vẫn giữ được những nét truyền thống, không bị mai một theo thời gian.
Tháng Giêng tại Nhật Bản được gọi là Oshougatsu có nghĩa là "Chính Nguyệt", do Tết Âm lịch đón theo lịch mặt trăng nên tết cổ truyền trong tiếng Nhật gọi là Oshougatsu bắt nguồn từ phong tục chào đón vị thần năm mới Toshigamisama.
Trong đêm Giao thừa, người Nhật cùng nhau thưởng thức mì sợi dài toshikoshi-soba giống người Nhật, sau đó tới thăm một ngôi đền hoặc chùa để cầu nguyện, uống rượu amazake được phát cho đám đông tại các đền thờ Thần đạo Shinto, rút quẻ đầu năm.
Vào đúng 0h đêm giao thừa, khắp các chùa trên đất nước Nhật Bản sẽ đánh 108 hồi chuông với ý nghĩa xua đuổi 108 con quỷ sứ.
Vào ngày đầu tiên của năm mới, các gia đình Nhật Bản sẽ đặt trước cổng nhà hoặc công ty cây nêu hoặc cây Kadomatsu gồm những cành thông xếp vào những ống tre tươi vát chéo mang lại sự may mắn và trường thọ.
Ngoài ra, người Nhật còn treo bùa Shimekazari trong ngày Oshougatsu với ý nghĩa tẩy sạch vết nhơ và xua đuổi tà ma.
Trên bàn thờ gia tiên của người Nhật Bản thờ bánh dầy Ozoni, bánh Tokonoma nhằm tỏ lòng thành kính, và mong được các thần linh phù hộ. Đây là một lễ vô cùng quan trọng, để tưởng nhớ. thể hiện lòng thành kính, đạo hiếu với người đã khuất.
Cũng như Tết cổ truyền tại Việt Nam, trong các ngày Oshougatsu người Nhật cũng ăn cơm tất niên, viết bưu thiếp, lì xì cho trẻ em và đi lễ chùa.
Tiền mừng tuổi đó được gọi là Otoshidama. Otoshidama được người lớn tặng cho trẻ con với hi vọng sang năm mới, thêm một tuổi mới, đứa trẻ đó sẽ mau ăn chóng lớn, chững chạc và thành công trong học hành.
Ngày cuối cùng của năm cũ người Nhật sẽ cùng nhau ăn bữa cơm tất niên với đông đủ các thành viên trong gia đình với bữa ăn được chuẩn bị kĩ lưỡng, chu đáo với những món ăn truyền thống làm từ ngũ cốc, cá và hải sản.
Người Nhật thường có truyền thống viết bưu thiếp trong dịp Tết thể hiện những tình cảm chân thành nhất đến người mình yêu thương. Phong tục này cũng thể hiện rõ văn hóa "cảm ơn" của người Nhật Bản.
Người Việt Nam và Nhật Bản đều có bữa ăn tất niên vào ngày cuối năm. Bữa cơm này mang ý nghĩa kết thúc những gì đã qua trong một năm.
Ở Việt Nam, lễ giao thừa là thời điểm quan trọng của tết Nguyên đán là đêm giao thừa. Trong đêm này, người ta tường bày hương án trên sân thượng hoặc ở ngoài trời. Gia chủ trong gia cùng các thành viên lần lượt cúng váy. Khi các nghi lễ kết thúc thì mọi người quay quần ăn uống chúc tụng nhau.
Ngày 1/1 là một ngày quan trọng, đánh dấu sự bắt đầu của một năm mới. Người ta quan niệm rằng, xem Mặt trời mọc vào ngày này là việc làm tốt nhất để chào đón một năm mới thịnh vượng, may mắn và tốt đẹp. Trước khi Tết đến, mọi nhà đều trang trí cây tùng (kadomatsu) trước cửa.
Tương truyền rằng, vị thần Toshigamisama sẽ hạ giới và trú ẩn trong cây tùng này. Người Nhật quan niệm rằng Tùng tượng trưng cho sự trẻ mãi không già.
Vào sáng mồng 1 Tết, các gia đình đều làm lễ đón mừng năm mới Oshogatsu. Đầu tiên là rượu mừng năm mới otoso trừ tà khí trong năm đó và để kéo dài tuổi thọ.
Theo nghi thức, lần lượt từng người bắt đầu từ người ít tuổi nhất quay mặt về hướng đông và uống rượu sake. Mọi người dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất
Ở Nhật Bản, món ăn quan trọng nhất của năm mới là "món Tết". "Món Tết" thực chất là món ăn ngọt, làm bằng các nguyên liệu thông thường như rễ cây ngưu bàng, trứng cá, cá sardin khô, tảo ăn, khoai lang, hạt dẻ… Và thứ đồ uống phổ biến của Nhật trong ngày tết là rượu Sake.
Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua.
Phúc lộc đưa nhau đến từng nhà.
Vài lời cung chúc tân niên mới.
Vạn sự an khang vạn sự lành.
Tòa soạn báo điện tử Người Đưa Tin xin kính chúc quý độc giả một năm mới tràn đầy niềm vui và hạnh phúc. Cung chúc tân xuân Canh Tý 2020!
Minh Anh (Tổng hợp)