TH nhận Giải thưởng Doanh nghiệp chăn nuôi xuất sắc phát triển kinh tế tuần hoàn

Hai Giải thưởng Doanh nghiệp chăn nuôi tiêu biểu phát triển kinh tế tuần hoàn và Liên kết theo chuỗi giá trị khép kín tại Vietstock Awards 2024 là sự ghi nhận cho những nỗ lực của Tập đoàn TH (sở hữu thương hiệu sữa tươi sạch TH true MILK)thời gian qua.

Lễ vinh danh Vietstock Awards 2024 là một trong những sự kiện được mong đợi nhất trong khuôn khổ khổ Triển lãm quốc tế chuyên ngành chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản và chế biến thịt tại Việt Nam, do Cục Chăn nuôi- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì tổ chức từ ngày 9-11/10 tại TP.HCM.

Với 12 lần tổ chức, Giải thưởng danh giá này đã trở thành mục tiêu mà mọi doanh nghiệp và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi tại Việt Nam hướng tới.

Ông Tal Cohen - Tổng giám đốc Công ty CP Thực phẩm Sữa TH đón nhận hai Giải thưởng

Ông Tal Cohen - Tổng giám đốc Công ty CP Thực phẩm Sữa TH đón nhận hai Giải thưởng

Chia sẻ về các giải thưởng này, ông Dương Tất Thắng - Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, hai giải thưởng trao cho TH là các hạng mục danh giá, không chỉ ghi nhận những nỗ lực vượt bậc của Tập đoàn TH mà còn cho thấy vai trò dẫn dắt của các doanh nghiệp đầu ngành như TH với định hướng phát triển bền vững của ngành chăn nuôi trong nước.

Hai giải thưởng dành cho TH được xét chọn dựa trên bộ tiêu chí chặt chẽ, gồm: Tuân thủ pháp luật; Quy mô hoạt động; Đóng góp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, giảm phát thải; Tổ chức sản xuất khép kín theo chuỗi giá trị sản phẩm chăn nuôi; Có sản lượng sản phẩm chăn nuôi tiêu thụ lớn và kênh phân phối phổ biến nhất; Tham gia thực hiện nghĩa vụ xã hội và hỗ trợ cộng đồng tốt nhất.

Đặc biệt, hạng mục Doanh nghiệp chăn nuôi tiêu biểu phát triển kinh tế tuần hoàn còn đánh giá các tiêu chí: Sử dụng công nghệ xử lý tiên tiến và thân thiện môi trường và Mức độ phổ biến/lan tỏa các mô hình chăn nuôi theo kinh tế tuần hoàn.

Điển hình trong chăn nuôi liên kết theo chuỗi giá trị khép kín

Triển khai từ tháng 10/2009 với tổng vốn đầu tư 1,2 tỷ USD, Dự án "Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp công nghệ cao" của Tập đoàn TH tới nay đã vận hành hệ thống trang trại tại nhiều tỉnh trên cả nước với gần 70.000 con bò sữa.

TH đạt kỷ lục Cụm trang trại tập trung ứng dụng công nghệ cao với quy trình sản xuất khép kín quy mô lớn nhất thế giới từ năm 2020 và hiện vẫn giữ kỷ lục này

TH đạt kỷ lục Cụm trang trại tập trung ứng dụng công nghệ cao với quy trình sản xuất khép kín quy mô lớn nhất thế giới từ năm 2020 và hiện vẫn giữ kỷ lục này

Trang trại TH liên tiếp đoạt nhiều giải thưởng chăn nuôi lớn trong nước và quốc tế, như lập kỷ lục trang trại lớn nhất Đông Nam Á năm 2015 và "Cụm trang trại tập trung ứng dụng công nghệ cao với quy trình sản xuất khép kín quy mô lớn nhất thế giới" năm 2020.

Ông Tal Cohen - Tổng giám đốc Công ty CP Thực phẩm sữa TH, cho biết: “Chuỗi sản xuất khép kín của TH được quản lý từ cánh đồng cho đến ly sữa nên đảm bảo được chất lượng sữa tươi sạch tốt nhất có thể để cung cấp cho người tiêu dùng trong và ngoài nước”.

Ngay từ ngày đầu thành lập, Tập đoàn TH không ngừng đầu tư công nghệ tiên tiến từ việc trồng cỏ sản xuất thức ăn chăn nuôi, chăm sóc sức khỏe đàn bò đến quy trình vắt sữa tự động và chế biến sữa. Điều này không chỉ giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm mà còn giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực đến môi trường.

Các công nghệ hàng đầu thế giới đang được ứng dụng tại TH có thể kể đến như: hệ thống quản lý đàn bò tiên tiến Afimilk của Israel; quy trình quản lý dịch bệnh, thú y của New Zealand; hệ thống phần mềm kiểm soát phối trộn, lập khẩu phần thức ăn 1-One, DNS; và các quy trình, thiết bị xử lý nước, chất thải của Nhật, Israel, Hà Lan

Trong chuỗi sản xuất tuần hoàn, khép kín tại Tập đoàn TH, các sản phẩm phụ và rác thải, nước thải của một quy trình sẽ không bị loại bỏ mà tiếp tục trở thành tài nguyên của quy trình khác để giảm phát thải, tăng cường vòng đời của nguyên vật liệu hướng tới bảo vệ tài nguyên và môi trường.

Trong đó, TH đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải ứng dụng công nghệ của Hà Lan phục vụ riêng cho từng cụm trại, với công suất từ 1.200-2.500m3/ngày đêm. Toàn bộ nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Để xử lý chất thải chăn nuôi, Tập đoàn TH xây dựng Nhà máy chế biến phân bón hữu cơ. Chất thải từ trang trại được chuyển sang Nhà máy để xử lý thành chất đệm nền chuồng và chế biến thành phân bón hữu cơ.

Phát triển bền vững tại TH có thể đo, đếm

Nói về hạng mục doanh nghiệp chăn nuôi tiêu biểu phát triển kinh tế tuần hoàn tại Vietstock Awards 2024, ông Tal Cohen cho biết, tại TH Group, kinh tế tuần hoàn không phải là một áp lực mà là một cơ hội. Ngay từ những ngày đầu thành lập, triết lý phát triển bền vững và cam kết bảo vệ môi trường đã luôn là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Tập đoàn.

Phân bón hữu cơ là thành phẩm của quá trình xử lý chất thải tại TH, chủ yếu được quay trở lại các cánh đồng nguyên liệu và một phần được cung cấp ra thị trường

Phân bón hữu cơ là thành phẩm của quá trình xử lý chất thải tại TH, chủ yếu được quay trở lại các cánh đồng nguyên liệu và một phần được cung cấp ra thị trường

TH không ngừng đầu tư vào các công nghệ tiên tiến để làm “xanh” hơn chu trình sản xuất, từ đó giảm thiểu lượng phát thải và tăng cường khả năng tái chế. Một trong những mô hình kinh tế tuần hoàn thành công nhất tại TH Group là việc xử lý chất thải nông nghiệp thành phân bón hữu cơ.

Cụ thể, tại Nhà máy chế biến phân bón hữu cơ của Cụm trang trại bò sữa TH huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An, phân bò được thu gom và xử lý bằng công nghệ ủ hiếu khí, sau đó được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ Greenma. Quy trình này không chỉ giúp giảm thiểu lượng chất thải mà còn tạo ra các sản phẩm phân bón chất lượng cao, giàu dinh dưỡng, giúp cải thiện chất lượng đất và cây trồng.

Một phần chất thải sau khi qua xử lý tại Nhà máy chế biến phân bón hữu cơ sẽ trở thành nguyên liệu sản xuất chất đệm nền chuồng và quay trở lại phục vụ trang trại. Đây là những ví dụ điển hình về cách mà kinh tế tuần hoàn không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn tạo ra giá trị kinh tế bổ sung, biến “chất thải” thành tài nguyên.

Năm 2023, hệ thống trang trại của TH giảm phát thải trung bình hơn 20%/đơn vị sản phẩm thông qua nhiều giải pháp đồng bộ tập trung vào 3 hoạt động: Cắt giảm phát thải khí nhà kính; chuyển đổi sang sử dụng nguồn năng lượng xanh, năng lượng tái tạo và hấp thụ khí nhà kính.

Phải kể đến hệ thống pin năng lượng mặt trời tại Trang trại TH và Nhà máy TH sản xuất hơn 7 triệu kWh/năm, tương đương góp phần giảm khoảng 5.000 tấn CO2/năm.

Theo ông Tal Cohen, với chu trình tuần hoàn như vậy, gần như chuỗi sản xuất khép kín của TH không còn gây ra tác động đối với môi trường. Kế hoạch tiếp theo của TH là chia sẻ việc sử dụng các giải pháp như vậy với người nông dân, tạo ra điều kiện tốt nhất để người dân cùng tham gia vào con đường phát triển bền vững, trở thành một mắt xích trong chuỗi sản xuất công nghệ cao khép kín của Tập đoàn TH, đồng hành cùng chính phủ hướng tới Net Zero như cam kết của Việt Nam tại COP26 .

Đèn chiếu sáng trong trang trại, nhà máy của TH đều được chuyển đổi từ đèn sợi đốt sang đèn led, giúp giảm khoảng 5.000 tấn CO2 mỗi năm

Đèn chiếu sáng trong trang trại, nhà máy của TH đều được chuyển đổi từ đèn sợi đốt sang đèn led, giúp giảm khoảng 5.000 tấn CO2 mỗi năm

Trước đó, năm 2023, TH cũng nhận “cú đúp” Giải thưởng “Doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi cho gia súc nhai lại tốt nhất” và “Trang trại chăn nuôi bò sữa tốt nhất năm 2022-2023.

Bích Ngọc

Nguồn DNSG: https://doanhnhansaigon.vn/th-nhan-giai-thuong-doanh-nghiep-chan-nuoi-xuat-sac-phat-trien-kinh-te-tuan-hoan-313963.html