'Thạch trận' kỳ bí 7.500 năm: chiêm tinh đài hay lăng mộ?

Những tảng đá nặng tới 10 tấn do con người xây dựng 7.500 trước như xếp thành thạch trận bí ẩn, đưa đường đến một thiên thể trong chòm sao Thiên Nga.

Các nhà khoa học từ Tổ chức Văn hóa – lịch sử Bnoran NGO và Viện Khảo cổ học và Dân tộc học (Cộng hòa Armenia, một quốc gia Châu Á giáp Thổ Nhĩ Kỳ) vừa ký kết một thỏa thuận nhằm cùng nhau giải quyết bí ẩn Carahunge – một cánh đồng khá bằng phẳng trải dài trên vùng cao nguyên cách mực nước biển 1.770 m, nơi sừng sững 223 cấu trúc đá ma quái trông như một "thạch trận".

"Những tảng đá biết nói" Carahunge - ảnh: SHUTTERSTOCK

"Những tảng đá biết nói" Carahunge - ảnh: SHUTTERSTOCK

Carahunge có nghĩa là "những tảng đá biết nói" bởi khu vực này thường vang vọng những âm thanh kỳ lạ, giống như những tảng đá đang hát, đã được chứng minh là do gió thổi qua những lỗ tròn do con người tạo nên trên một số phiến đá khổng lồ.

Ảnh chụp từ xa cho thấy một phần "thạch trận" - ảnh: RITA WILLAERT

Ảnh chụp từ xa cho thấy một phần "thạch trận" - ảnh: RITA WILLAERT

Ảnh: RITA WILLAERT

Ảnh: RITA WILLAERT

Các nhà khoa học từ lâu đã xác định 223 cấu trúc này là hoàn toàn nhân tạo, có tuổi đời lên tới 7.500 năm. Mỗi tảng đá nặng khoảng 10 tấn, cao đến 3 m. Mục đích chúng được tạo ra là một bí ẩn gây tranh cãi lớn mà 2 tổ chức vừa ký kết thỏa thuận nói trên là 2 phe đối lập.

Theo bà Arevik Sargsyan, thành viên hội đồng Bnorran, họ tin rằng Carrahunge là một "đài thiên văn" cổ đại. Bằng chứng được đưa ra là cách sắp xếp của một số tảng đá như hướng tới thiên thể mang tên Deneb, là ngôi sao sáng nhất trong chòm Thiên Nga (Cygnus); một số khác lại phù hợp với vị trí của mặt trời và mặt trăng vào vài thời điểm nhất định trong năm. Các lỗ hổng khó hiểu trên một số tảng đá củng cố thêm cho giả thuyết này.

Một số tảng đá được khoét lỗ - ảnh: ARMEN MANUKOV

Một số tảng đá được khoét lỗ - ảnh: ARMEN MANUKOV

Chòm sao Thiên Nga với Deneb ngự trị trên đỉnh - ảnh: TORSTEN BRONGER

Chòm sao Thiên Nga với Deneb ngự trị trên đỉnh - ảnh: TORSTEN BRONGER

Giả thuyết này từng nhận được nhiều sự đồng tình trong và ngoài nước, bởi vào thời điểm 5.500 năm trước Công Nguyên, khi mà những hòn đá biết nói được xây dựng nên, thuật chiêm tinh dựa trên thiên văn học sơ khai đã phổ biến ở một số nền văn minh cổ đại.

Một góc khác của "thạch trận" - ảnh: WOW! ARMENIA

Một góc khác của "thạch trận" - ảnh: WOW! ARMENIA

Tuy nhiên phía Viện Khảo cổ học và Dân tộc học Armenia thì cho rằng nó là một khu định cư cổ xưa, có nhiều đặc điểm của một khu lăng mộ. Theo lý thuyết thứ 2 này, những khối đá khổng lồ là cấu trúc còn sót lại của các bức tường cổ xưa, nơi một thành phố bí ẩn từng ngự trị. Qua thời gian, thiên nhiên đã xóa sạch vết tích của những tàn tích vụn vặt hơn.

"Không một công cụ thiên văn nào được khai quật từ Carahunge" – ông Pavel Avetisyan, trưởng nhóm thám hiểm của Viện Khảo cổ học và Dân tộc học, cho biết. Họ lại dẫn chứng một số cấu trúc đá khác không phù hợp với bất kỳ ngôi sao nào.

Tuy nhiên, cuối cùng cả 2 nhóm đã quyết định tạm dẹp cuộc tranh cãi, cùng nhau hợp tác để tìm ra bí ẩn thật sự về "thạch trận" kỳ dị này.

A. Thư (Theo Daily Mail, New York Post, Express)

Nguồn NLĐ: http://nld.com.vn/khoa-hoc/thach-tran-ky-bi-7500-nam-chiem-tinh-dai-hay-lang-mo-20190802184548313.htm