Thảm họa động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ: Nạn nhân thiệt mạng tăng lên từng giờ

Số nạn nhân trong trận động đất kinh hoàng tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria ngày 6/2 vẫn đang tiếp tục tăng lên theo từng giờ, trong khi công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn.

Một tòa nhà ở thành phố Malatya, miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ đổ sụp trong trận động đất thứ 2 vào chiều 6/2. (Video: Guardian)

Số người được xác nhận thiệt mạng trong vụ động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đã tăng lên hơn 1.800, theo số liệu mới nhất được Ankara, Damascus và Liên Hợp Quốc công bố.

Số người được xác nhận thiệt mạng trong vụ động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đã tăng lên hơn 1.800, theo số liệu mới nhất được Ankara, Damascus và Liên Hợp Quốc công bố.

Cơ quan Quản lý Thảm họa và Khẩn cấp Thổ Nhĩ Kỳ (AFAD) cho biết, số người chết do động đất ở nước này đã tăng lên 1.121, 7.634 người bị thương và 2.834 tòa nhà bị hư hại.

Cơ quan Quản lý Thảm họa và Khẩn cấp Thổ Nhĩ Kỳ (AFAD) cho biết, số người chết do động đất ở nước này đã tăng lên 1.121, 7.634 người bị thương và 2.834 tòa nhà bị hư hại.

Trong khi đó, Bộ Y tế Syria cho biết nước này đã ghi nhận 430 người chết và hơn 1.000 người bị thương. Tại khu vực do phe đối lập kiểm soát tại Tây Bắc Syria, số người thiệt mạng là 255, theo một người phát ngôn của Liên Hợp Quốc.

Trong khi đó, Bộ Y tế Syria cho biết nước này đã ghi nhận 430 người chết và hơn 1.000 người bị thương. Tại khu vực do phe đối lập kiểm soát tại Tây Bắc Syria, số người thiệt mạng là 255, theo một người phát ngôn của Liên Hợp Quốc.

Cả Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đều đã đồng loạt ban bố tình trạng khẩn cấp vào ngày 6/2 sau trận động đất kinh hoàng vào rạng sáng cùng ngày.

Cả Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đều đã đồng loạt ban bố tình trạng khẩn cấp vào ngày 6/2 sau trận động đất kinh hoàng vào rạng sáng cùng ngày.

Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) đánh giá trận động đất mạnh 7,8 độ, tâm chấn ở độ sâu hơn 17 km. Đây là trận động đất mạnh nhất Thổ Nhĩ Kỳ hứng chịu kể từ năm 1939. Các chuyên gia của USGS nhận định chấn động gây thiệt hại nặng nề vì vị trí và độ sâu tâm chấn.

Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) đánh giá trận động đất mạnh 7,8 độ, tâm chấn ở độ sâu hơn 17 km. Đây là trận động đất mạnh nhất Thổ Nhĩ Kỳ hứng chịu kể từ năm 1939. Các chuyên gia của USGS nhận định chấn động gây thiệt hại nặng nề vì vị trí và độ sâu tâm chấn.

Hiện Liên minh châu Âu, Nga và nhiều nước trên thế giới đã đưa ra tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ công tác tìm kiếm cứu nạn và cứu hộ cho cả Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, trong bối cảnh con số nạn nhân thiệt mạng và tử vong trong thảm họa này đang không ngừng tăng lên.

Hiện Liên minh châu Âu, Nga và nhiều nước trên thế giới đã đưa ra tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ công tác tìm kiếm cứu nạn và cứu hộ cho cả Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, trong bối cảnh con số nạn nhân thiệt mạng và tử vong trong thảm họa này đang không ngừng tăng lên.

Ngay sau trận động đất, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã kích hoạt mạng lưới các đội y tế khẩn cấp ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria để hỗ trợ những người bị ảnh hưởng bởi trận động đất.

Ngay sau trận động đất, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã kích hoạt mạng lưới các đội y tế khẩn cấp ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria để hỗ trợ những người bị ảnh hưởng bởi trận động đất.

Theo USGS, các tòa nhà ở Thổ Nhĩ Kỳ thường được xây bằng gạch, không có cốt thép, với khung bê tông thiếu tính linh hoạt và khó chống chọi với rung lắc mạnh. Một số nhân chứng cho biết những tòa nhà được xây dựng theo quy chuẩn chống động đất vẫn đứng vững.

Theo USGS, các tòa nhà ở Thổ Nhĩ Kỳ thường được xây bằng gạch, không có cốt thép, với khung bê tông thiếu tính linh hoạt và khó chống chọi với rung lắc mạnh. Một số nhân chứng cho biết những tòa nhà được xây dựng theo quy chuẩn chống động đất vẫn đứng vững.

Dựa trên mô hình được xây dựng từ các trận động đất trong quá khứ, USGS ước tính số người chết ở trong khoảng 1.000-10.000. Cơ quan này nhận định thiệt hại kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ khoảng 1-10 tỷ USD.

Dựa trên mô hình được xây dựng từ các trận động đất trong quá khứ, USGS ước tính số người chết ở trong khoảng 1.000-10.000. Cơ quan này nhận định thiệt hại kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ khoảng 1-10 tỷ USD.

Một góc thành phố Hatay, miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ nhìn từ trên cao với nhiều tòa nhà đổ sụp cho thấy sự tàn phá do trận động đất gây ra.

Một góc thành phố Hatay, miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ nhìn từ trên cao với nhiều tòa nhà đổ sụp cho thấy sự tàn phá do trận động đất gây ra.

Một tòa chung cư ở ngoại ô thành phố Adana, miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ đổ sụp sau trận động đất sáng sớm 6/2.

Một tòa chung cư ở ngoại ô thành phố Adana, miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ đổ sụp sau trận động đất sáng sớm 6/2.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phát biểu trước báo giới tại Trung tâm Điều phối của Cơ quan Quản lý Khẩn cấp và Thảm họa (AFAD) sáng 6/2, tại Ankara.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phát biểu trước báo giới tại Trung tâm Điều phối của Cơ quan Quản lý Khẩn cấp và Thảm họa (AFAD) sáng 6/2, tại Ankara.

Thổ Nhĩ Kỳ thường xuyên hứng chịu động đất. Năm 1999, chấn động mạnh 7,6 độ xảy ra ở thành phố Izmit, đông nam Istanbul làm hơn 17.000 người thiệt mạng. Năm 2011, một trận động đất xảy ra ở thành phố miền đông Van làm hơn 500 người chết.

Thổ Nhĩ Kỳ thường xuyên hứng chịu động đất. Năm 1999, chấn động mạnh 7,6 độ xảy ra ở thành phố Izmit, đông nam Istanbul làm hơn 17.000 người thiệt mạng. Năm 2011, một trận động đất xảy ra ở thành phố miền đông Van làm hơn 500 người chết.

Nguồn VTC: https://vtc.vn/tham-hoa-dong-dat-o-tho-nhi-ky-nan-nhan-thiet-mang-tang-len-tung-gio-ar740263.html