Thảm họa máy bay 'gật gù' mang danh 'thợ săn hàng không mẫu hạm' của Liên Xô

Siêu máy bay 'gật gù' từng được Liên Xô cho ra đời đầu thập niên 60 của thế kỷ trước có thể coi là một 'kiệt tác công nghệ' ở thời điểm bấy giờ - tiếc là nó không được đưa vào sản xuất hàng loạt.

Được phát triển vào đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, Sukhoi T-4 được coi là loại máy bay tiên tiến vượt thời đại. Nó hiện đại đến mức ngay cả ở thế kỷ 21, việc sản xuất hàng loạt loại máy bay này vẫn được cho là sẽ gặp không ít trở ngại khó khăn. Nguồn ảnh: Pinterest.

Được phát triển vào đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, Sukhoi T-4 được coi là loại máy bay tiên tiến vượt thời đại. Nó hiện đại đến mức ngay cả ở thế kỷ 21, việc sản xuất hàng loạt loại máy bay này vẫn được cho là sẽ gặp không ít trở ngại khó khăn. Nguồn ảnh: Pinterest.

Được thiết kế để vừa sử dụng vào nhiệm vụ trinh sát, vừa phục vụ cho việc tiêu diệt các mục tiêu mặt nước cỡ lớn như tuần dương hạm, thiết giáp hạm hay thập chí là hàng không mẫu hạm, Sukhoi T-4 được thiết kế để có bán kính hoạt động tối thiểu 7000 km. Nguồn ảnh: Pinterest.

Được thiết kế để vừa sử dụng vào nhiệm vụ trinh sát, vừa phục vụ cho việc tiêu diệt các mục tiêu mặt nước cỡ lớn như tuần dương hạm, thiết giáp hạm hay thập chí là hàng không mẫu hạm, Sukhoi T-4 được thiết kế để có bán kính hoạt động tối thiểu 7000 km. Nguồn ảnh: Pinterest.

Đặc điểm độc đáo có một không hai trên loại máy bay này mà tới tận ngày nay vẫn không có một loại máy bay nào dám học tập theo đó là phần đầu của nó có khả năng "gật gù", thay đổi góc. Nguồn ảnh: Pinterest.

Đặc điểm độc đáo có một không hai trên loại máy bay này mà tới tận ngày nay vẫn không có một loại máy bay nào dám học tập theo đó là phần đầu của nó có khả năng "gật gù", thay đổi góc. Nguồn ảnh: Pinterest.

Cụ thể, để tối ưu hóa kiểu dáng khí động lực học khi bay, máy bay sẽ có khả năng nâng thẳng phần mũi, tạo thành một khối thuôn dài, thống nhất với toàn bộ phần thân. Nguồn ảnh: Pinterest.

Cụ thể, để tối ưu hóa kiểu dáng khí động lực học khi bay, máy bay sẽ có khả năng nâng thẳng phần mũi, tạo thành một khối thuôn dài, thống nhất với toàn bộ phần thân. Nguồn ảnh: Pinterest.

Triết lý thiết kế của Sukhoi trên chiếc T-4 này đó là phi công chỉ cần nhìn thấy đường băng khi cất - hạ cánh, họ không cần có tầm nhìn khi đang bay, mọi việc đã được hệ thống điện tử đảm nhận và hiển thị. Nguồn ảnh: Pinterest.

Triết lý thiết kế của Sukhoi trên chiếc T-4 này đó là phi công chỉ cần nhìn thấy đường băng khi cất - hạ cánh, họ không cần có tầm nhìn khi đang bay, mọi việc đã được hệ thống điện tử đảm nhận và hiển thị. Nguồn ảnh: Pinterest.

Ông vua máy bay ném bom hạng nặng có thiết kế kỳ dị này trên lý thuyết có thể cất cánh với trọng lượng tối đa lên tới 110 tấn, tốc độ bay lên tới 3000 km/h, độ cao hoạt động từ 20 tới 25 km. Nguồn ảnh: Pinterest.

Ông vua máy bay ném bom hạng nặng có thiết kế kỳ dị này trên lý thuyết có thể cất cánh với trọng lượng tối đa lên tới 110 tấn, tốc độ bay lên tới 3000 km/h, độ cao hoạt động từ 20 tới 25 km. Nguồn ảnh: Pinterest.

Ở độ cao 20 tới 25 km, kíp lái của máy bay ném bom Sukhoi T-4 hoàn toàn không nhìn thấy mục tiêu trên mặt nước bằng mắt thường nên thiết kế "duỗi cằm" để che đi kính chắn gió lại một lần nữa tỏ ra... có lý. Nguồn ảnh: Pinterest.

Ở độ cao 20 tới 25 km, kíp lái của máy bay ném bom Sukhoi T-4 hoàn toàn không nhìn thấy mục tiêu trên mặt nước bằng mắt thường nên thiết kế "duỗi cằm" để che đi kính chắn gió lại một lần nữa tỏ ra... có lý. Nguồn ảnh: Pinterest.

Để đáp ứng được tốc độ lý thuyết nhanh nhất thế giới thời bấy giờ, oanh tạc cơ Sukhoi T-4 được trang bị tổng cộng bốn động cơ phản lực, kèm theo đó là vỏ máy bay cần chịu được 330 độ C - nhiệt độ tạo ra khi nó ma sát với không khí ở tốc độ cao. Nguồn ảnh: Pinterest.

Để đáp ứng được tốc độ lý thuyết nhanh nhất thế giới thời bấy giờ, oanh tạc cơ Sukhoi T-4 được trang bị tổng cộng bốn động cơ phản lực, kèm theo đó là vỏ máy bay cần chịu được 330 độ C - nhiệt độ tạo ra khi nó ma sát với không khí ở tốc độ cao. Nguồn ảnh: Pinterest.

Là nơi quy tụ của mọi tổ hợp thiết bị tinh vi nhất thời bấy giờ, T-4 "gật gù" được rang bị hệ thống điều hướng, quan sát và trinh sát kèm theo hai tổ hợp radar. Nguồn ảnh: Pinterest.

Là nơi quy tụ của mọi tổ hợp thiết bị tinh vi nhất thời bấy giờ, T-4 "gật gù" được rang bị hệ thống điều hướng, quan sát và trinh sát kèm theo hai tổ hợp radar. Nguồn ảnh: Pinterest.

Đỉnh cao trong thiết kế của Sukhoi T-4 đó là nó chỉ cần kíp lái duy nhất hai người vận hành, mọi thiết bị còn lại đều được tự động hóa. Một máy bay ném bom chống hạm ở thế kỷ 21 hiện tại chủ yếu vẫn cần kíp chiến đấu nhiều hơn hai người. Nguồn ảnh: Pinterest.

Đỉnh cao trong thiết kế của Sukhoi T-4 đó là nó chỉ cần kíp lái duy nhất hai người vận hành, mọi thiết bị còn lại đều được tự động hóa. Một máy bay ném bom chống hạm ở thế kỷ 21 hiện tại chủ yếu vẫn cần kíp chiến đấu nhiều hơn hai người. Nguồn ảnh: Pinterest.

Thậm chí vũ khí của T-4 cũng cần được thiết kế riêng, đó là tên lửa siêu âm Kh-45 và tên lửa Molniya. Tốc độ của các loại tên lửa này cần phải... nhanh hơn tốc độ của máy bay và cần có khả năng tương thích với hệ thống điện tử hiện đại vượt trội mà T-4 sử dụng. Nguồn ảnh: Pinterest.

Thậm chí vũ khí của T-4 cũng cần được thiết kế riêng, đó là tên lửa siêu âm Kh-45 và tên lửa Molniya. Tốc độ của các loại tên lửa này cần phải... nhanh hơn tốc độ của máy bay và cần có khả năng tương thích với hệ thống điện tử hiện đại vượt trội mà T-4 sử dụng. Nguồn ảnh: Pinterest.

Hai mẫu thử nghiệm của T-4 đã được ra đời, tuy nhiên tới năm 1974, dự án T-4 bị đình chỉ, tới năm 1976, dự án bị hủy bỏ hoàn toàn. Đơn giản là vì quân đội Liên Xô thay đổi học thuyết, chuyển sang tập trung hoàn thiện máy bay chiến lược mang tên lửa (như Tupolev Tu-160) và phát triển chiến đấu cơ đa năng Su-27. Nguồn ảnh: Pinterest.

Hai mẫu thử nghiệm của T-4 đã được ra đời, tuy nhiên tới năm 1974, dự án T-4 bị đình chỉ, tới năm 1976, dự án bị hủy bỏ hoàn toàn. Đơn giản là vì quân đội Liên Xô thay đổi học thuyết, chuyển sang tập trung hoàn thiện máy bay chiến lược mang tên lửa (như Tupolev Tu-160) và phát triển chiến đấu cơ đa năng Su-27. Nguồn ảnh: Pinterest.

Máy bay ném bom Sukhoi T-4 của Liên Xô trong quá khứ.

Khắc Đôn

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/tham-hoa-may-bay-gat-gu-mang-danh-tho-san-hang-khong-mau-ham-cua-lien-xo-1348541.html