Thảm họa tại Bắc Cực: Cháy lớn chưa từng có, đến mức có thể quan sát được từ vũ trụ

Hơn 100 đám cháy dữ dội đang hoành hành cà phá hủy hệ sinh thái tại vành đai Bắc Cực, nhiều nơi có diện tích cháy lên đến 100 nghìn ha, thải ra trên 100 tỷ tấn CO2, gây nên hậu quả cực kỳ nghiêm trọng.

Theo quan sát và đo lường từ các trạm khí tượng, nhiệt độ trung bình tại Bắc Cực hiện tăng nhanh gấp đôi so với toàn Trái Đất. Tháng 6/2019 ghi nhận nhiệt độ cao nhất từng thấy từ trước đến nay, khiến khu vực này chìm trong biển lửa.

Những ngọn lửa và cột khói khổng lồ đến nỗi có thể nhìn thấy từ không gian gần như càn quét phần trên của Bắc Bán cầu, từ Greenland cho đến Siberia cho đến Alaska - những vùng có thể coi là lạnh nhất Trái Đất.

Đám cháy tại khu vực Greenland. (Ảnh: Pierre Markuse/Flickr/CC BY 2.0)

Kể từ đầu tháng 6, hơn 100 vụ cháy dữ dội trên toàn Bắc Cực bốc lên, các nhà khí hậu học và Tổ chức Khí tượng Thế giới xác nhận đây là vụ hỏa hoạn “chưa từng có” trong lịch sử.

Hình ảnh từ vệ tinh cho thấy những đám khói khổng lồ gần như che phủ cả bầu trời Greenland, Siberia và một phần Alaska. Chỉ riêng tại Nga, có đến 11 trên 49 khu vực đang chìm trong biển lửa.

Vụ cháy lớn đến độ có thể nhìn thấy từ không gian. (Ảnh: Pierre Markuse/Flickr/CC BY 2.0)

Ngay cả vùng băng giá nhất như Greenland cũng bị ngọn lửa tàn phá trong nhiều ngày liền vào mùa hè nóng kỷ lục này.

Cháy rừng tại Bắc cực không phải là chuyện hiếm gặp. Tuy nhiên, vài năm trờ lại đây, các trận cháy ngày càng trở nên dữ dội và xảy ra trên quy mô lớn hơn do sự nóng lên toàn cầu.

Thomas Smith, một nhà địa lý học môi trường tại Đại học Kinh tế Luân Đôn cho biết tính chất nghiêm trọng của những vụ cháy này là chưa từng có trong dữ liệu ghi nhận suốt 16 năm của vệ tinh. Vụ cháy đã và đang thải ra một lượng carbon dioxide cực khủng và đẩy nhanh quá trình nóng lên toàn cầu.

“Đây là vụ cháy lớn nhất trên hành tinh, có những vùng diện tích cháy lên đến hơn 100 nghìn ha. Lượng khí CO2 thải trong tháng 6/2019 tại Bắc Cực thậm chí còn lớn hơn của tất cả tháng 6 từ năm 2010 đến 2018 cộng lại”, ông Smith phân tích.

Record-breaking heat in #Alaska has exacerbated clusters of wildfires burning throughout the state. https://t.co/8zqVC5JAjx #NASA #MODIS #fire pic.twitter.com/64zL7gYETx

— NASA Earth (@NASAEarth) July 11, 2019

>

Pierre Markuse, chuyên gia thu thập hình ảnh từ vệ tinh cũng chia sẻ đã từng có nhiều vụ cháy xảy ra tại Bắc Cực nhưng chưa bao giò cháy lớn và trên diện rộng như vậy.

Theo báo cáo từ một trạm quan sát Trái Đất của NASA, ngay cả những không cháy cũng hứng chịu ảnh hưởng nhiệm trọng. Tại Nga, các đám khói đang lan rộng khắp cả nước, tụ nhiều ở các thành phố lớn khiến chất lượng không khi giảm mạnh.

Nhà khí quyển học Santiago Gasso cũng cho biết đám cháy tại Siberia “đang tạo ra một đám khói rộng đến 4,5 triệu km2 tại Trung Bắc Á”.

The #siberianfires in #KrasnoyarskKrai and #SakhaRepublic, #Russia now created a smoke lid extending over 4 and half million of sq km over central northern Asia. This is staggering. @m_parrington @CopernicusEU @DanLindsey77 pic.twitter.com/A8fleCzr3k

— Santiago Gassó (@SanGasso) July 24, 2019

>

Từ 1/6 đến 21/7, các vụ cháy ở vành đai Bắc Cực đã thải ra tổng cộng 100 tỷ tấn CO2 vào khí quyển, gần bằng với lượng carbon dioxide thải ra của Bỉ trong cả năm 2017 .

Và nếu thế giới không có động thái nào hạn chế lượng CO2 thải ra, vấn đề nóng lên toàn cầu sẽ trở nên nghiệm trọng hơn, những vụ cháy khổng lồ như vậy sẽ còn tiếp tục diễn ra.

Hồng Ngọc

Nguồn SaoStar: https://saostar.vn/the-gioi/bac-cuc-chay-lon-chua-tung-co-den-muc-co-the-quan-sat-duoc-tu-vu-5707829.html