Thảm khốc tên lửa phát xít Đức đánh sập chung cư cao tầng London

Ngày 27/3/1945, khi đế chế Đức Quốc xã đã gần đến ngày tận số, quân Đức đã bắn đi những quả tên lửa V-2 cuối cùng tại các bệ phóng đặt gần thành phố La Haye của Hà Lan.

Là đứa con tinh thần của nhà khoa học tên lửa Wernher von Braun, tên lửa V-2 (tên gọi chính thức là A-4) được quân đội Đức Quốc xã sử dụng trong giai đoạn cuối cùng của thế chiến II, được coi là thứ vũ khí có sức mạnh hủy diệt chỉ sau bom nguyên tử trong cuộc chiến này.

Là đứa con tinh thần của nhà khoa học tên lửa Wernher von Braun, tên lửa V-2 (tên gọi chính thức là A-4) được quân đội Đức Quốc xã sử dụng trong giai đoạn cuối cùng của thế chiến II, được coi là thứ vũ khí có sức mạnh hủy diệt chỉ sau bom nguyên tử trong cuộc chiến này.

Với trọng lượng 12 tấn và có khả năng mang đầu đạn 1 tấn, tên lửa V-2 được phóng thử thành công lần đầu tiên vào ngày 3/10/1942, từ một hòn đảo ngoài khơi bờ biển Baltic của Đức. Những tên lửa này đã bay 190 km trong cuộc thử nghiệm đầu tiên.

Với trọng lượng 12 tấn và có khả năng mang đầu đạn 1 tấn, tên lửa V-2 được phóng thử thành công lần đầu tiên vào ngày 3/10/1942, từ một hòn đảo ngoài khơi bờ biển Baltic của Đức. Những tên lửa này đã bay 190 km trong cuộc thử nghiệm đầu tiên.

Sau khi hoàn thiện, V-2 có khả năng bay xa hơn 300 km với tốc độ 6.400 km, hầu như không thể đánh chặn bằng các công nghệ thời đó. Các bệ phóng có thể di động cũng khiến chúng rất khó bị phát hiện trước khi bắn.

Sau khi hoàn thiện, V-2 có khả năng bay xa hơn 300 km với tốc độ 6.400 km, hầu như không thể đánh chặn bằng các công nghệ thời đó. Các bệ phóng có thể di động cũng khiến chúng rất khó bị phát hiện trước khi bắn.

Tên lửa V-2 tham gia chiến trận lần đầu vào ngày 06/09/1944, khi hai quả tên lửa được phóng vào thành phố Paris. Đền ngày 8/9, hai quả V-2 khác đã được nhắm vào Anh. Trong vòng 6 tháng sau, hơn 1.100 tên lửa V-2 đã gieo rắc kinh hoàng ở châu Âu.

Tên lửa V-2 tham gia chiến trận lần đầu vào ngày 06/09/1944, khi hai quả tên lửa được phóng vào thành phố Paris. Đền ngày 8/9, hai quả V-2 khác đã được nhắm vào Anh. Trong vòng 6 tháng sau, hơn 1.100 tên lửa V-2 đã gieo rắc kinh hoàng ở châu Âu.

Ngày 27/3/1945, khi đế chế Đức Quốc xã đã gần đến ngày tận số, quân Đức đã bắn đi những quả V-2 cuối cùng tại các bệ phóng đặt gần thành phố La Haye của Hà Lan.

Ngày 27/3/1945, khi đế chế Đức Quốc xã đã gần đến ngày tận số, quân Đức đã bắn đi những quả V-2 cuối cùng tại các bệ phóng đặt gần thành phố La Haye của Hà Lan.

Lúc 7 giờ sáng hôm đó, người dân London thức giấc bởi một vụ nổ kinh hoàng. Một trong những quả tên lửa V-2 của Đức đã hủy diệt một tòa nhà chung cư trên đường Valance, làm 134 người thiệt mạng.

Lúc 7 giờ sáng hôm đó, người dân London thức giấc bởi một vụ nổ kinh hoàng. Một trong những quả tên lửa V-2 của Đức đã hủy diệt một tòa nhà chung cư trên đường Valance, làm 134 người thiệt mạng.

27 thường dân Bỉ cũng đã thiệt mạng ở Antwerp khi một tên lửa khác rơi tại đó. Đến chiều 27/3, một quả V-2 khác đánh vào Kent, Anh, gây ra những thương vong cuối cùng cho người dân Anh trong chiến tranh.

27 thường dân Bỉ cũng đã thiệt mạng ở Antwerp khi một tên lửa khác rơi tại đó. Đến chiều 27/3, một quả V-2 khác đánh vào Kent, Anh, gây ra những thương vong cuối cùng cho người dân Anh trong chiến tranh.

Tính đến thời điểm chiến tranh kết thúc, hơn 2.700 người Anh cùng với 4.483 người Bỉ đã chết vì các vụ tấn công bằng tên lửa của Đức. Đây là sự hủy diệt vô nghĩa vì quân Đức không có bất cứ cơ hội nào để lật ngược thế cờ.

Tính đến thời điểm chiến tranh kết thúc, hơn 2.700 người Anh cùng với 4.483 người Bỉ đã chết vì các vụ tấn công bằng tên lửa của Đức. Đây là sự hủy diệt vô nghĩa vì quân Đức không có bất cứ cơ hội nào để lật ngược thế cờ.

Sau chiến tranh, cả Mỹ và Liên Xô đã lấy mẫu tên lửa V-2 để sản xuất các loại tên lửa mới. Nhờ chứng minh khả năng sát thương cực kỳ cao trong chiến tranh, V-2 đã trở thành tiền thân của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa thời chiến tranh Lạnh.

Sau chiến tranh, cả Mỹ và Liên Xô đã lấy mẫu tên lửa V-2 để sản xuất các loại tên lửa mới. Nhờ chứng minh khả năng sát thương cực kỳ cao trong chiến tranh, V-2 đã trở thành tiền thân của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa thời chiến tranh Lạnh.

Mời quý độc giả xem video: Vụ nổ tàu ngầm Kursk - Tai nạn thảm khốc nhất của Hải quân Nga.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/tham-khoc-ten-lua-phat-xit-duc-danh-sap-chung-cu-cao-tang-london-1573116.html