Thăm lại ngôi nhà nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Tuyên ngôn Độc lập

Trải qua 75 năm lịch sử, ngôi nhà số 48 Hàng Ngang (phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã trở thành một địa danh lịch sử với nhiều ý nghĩa lớn lao. Nơi đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Chủ nhân của ngôi nhà là gia đình ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ. Trước đây, ngôi nhà vốn được dùng để kinh doanh, buôn bán tơ lụa. Trong kháng chiến, sau khi từ chiến khu Việt Bắc trở về, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sinh hoạt tại đây.

Điều đặc biệt nhất, đây chính là nơi Bác Hồ viết bản Tuyên ngôn Độc lập. Nhiều năm đã đi qua, đất nước đã trải qua nhiều biến cố lịch sử nhưng những hình ảnh về Bác Hồ với lối sống, phẩm chất cao quý vẫn như vẹn nguyên trong từng nếp nhà xưa.

Ngôi nhà 48 Hàng Ngang tọa lạc ngay tại một trong những con phố sầm uất nhất trong 36 phố phường Hà Nội. Dù đã trải qua thời gian dài nhưng ngôi nhà vẫn giữ được vẹn nguyên nét trang trọng, cổ kính như một điểm nhấn giữa phố phường nhộn nhịp, hiện đại.

Ngôi nhà 48 Hàng Ngang tọa lạc ngay tại một trong những con phố sầm uất nhất trong 36 phố phường Hà Nội. Dù đã trải qua thời gian dài nhưng ngôi nhà vẫn giữ được vẹn nguyên nét trang trọng, cổ kính như một điểm nhấn giữa phố phường nhộn nhịp, hiện đại.

Trong những ngày đầu của cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945, ngôi nhà là nơi làm việc của Thường vụ Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bản Tuyên ngôn Độc lập. Sau đó không lâu, vào ngày 2/9/1945, Bác Hồ đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội.

Trong những ngày đầu của cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945, ngôi nhà là nơi làm việc của Thường vụ Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bản Tuyên ngôn Độc lập. Sau đó không lâu, vào ngày 2/9/1945, Bác Hồ đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội.

Ngôi nhà còn lưu giữ vẹn nguyên gần như tất cả những kỷ vật liên quan đến Bác Hồ. Những đồ vật bình dị như bộ quần áo của Bác cũng trở thành chứng nhân cho một thời kì lịch sử có ý nghĩa hết sức to lớn với dân tộc Việt Nam. Tại đây còn trưng bày nhiều tài liệu, văn kiện quan trọng của Đảng ta.

Ngôi nhà còn lưu giữ vẹn nguyên gần như tất cả những kỷ vật liên quan đến Bác Hồ. Những đồ vật bình dị như bộ quần áo của Bác cũng trở thành chứng nhân cho một thời kì lịch sử có ý nghĩa hết sức to lớn với dân tộc Việt Nam. Tại đây còn trưng bày nhiều tài liệu, văn kiện quan trọng của Đảng ta.

Căn phòng này chính là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản thảo Tuyên ngôn Độc lập. Nhiều kỉ vật lịch sử, cũng như những bức ảnh, những văn bản đánh dấu sự quyết định cho thời khắc khai sinh nền độc lập của nước Việt Nam đều được trưng bày và bảo quản tại đây.

Căn phòng này chính là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản thảo Tuyên ngôn Độc lập. Nhiều kỉ vật lịch sử, cũng như những bức ảnh, những văn bản đánh dấu sự quyết định cho thời khắc khai sinh nền độc lập của nước Việt Nam đều được trưng bày và bảo quản tại đây.

Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam sau khi rời chiến khu Việt Bắc đã sử dụng tầng 2 của căn nhà này làm nơi làm việc, cũng như chuẩn bị cho buổi ra mắt quốc dân. Sự kiện đã xảy ra cách đây 75 năm, nhưng bất kì ai tới thăm ngôi nhà đều có cảm giác như được du hành về quá khứ để hòa vào khí thế chung của toàn dân.

Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam sau khi rời chiến khu Việt Bắc đã sử dụng tầng 2 của căn nhà này làm nơi làm việc, cũng như chuẩn bị cho buổi ra mắt quốc dân. Sự kiện đã xảy ra cách đây 75 năm, nhưng bất kì ai tới thăm ngôi nhà đều có cảm giác như được du hành về quá khứ để hòa vào khí thế chung của toàn dân.

Với những thế hệ hôm nay, ngôi nhà là một địa chỉ đỏ để có thể thực chứng tìm hiểu về lịch sử dân tộc, về những tháng ngày vẻ vang của đất nước. Ngôi nhà được mở cửa vào suốt các ngày thường trong tuần và cả cuối tuần vào các dịp lễ để đón du khách thăm quan.

Với những thế hệ hôm nay, ngôi nhà là một địa chỉ đỏ để có thể thực chứng tìm hiểu về lịch sử dân tộc, về những tháng ngày vẻ vang của đất nước. Ngôi nhà được mở cửa vào suốt các ngày thường trong tuần và cả cuối tuần vào các dịp lễ để đón du khách thăm quan.

Toàn văn bản Tuyên ngôn Độc lập được trưng bày trong ngôi nhà lịch sử.

Toàn văn bản Tuyên ngôn Độc lập được trưng bày trong ngôi nhà lịch sử.

Sau này, cũng chính ông Trịnh Văn Bô đã hiến tặng ngôi nhà cho Nhà nước. Ngôi nhà 48 Hàng Ngang đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là Di tích cấp Quốc gia năm 1979.

Sau này, cũng chính ông Trịnh Văn Bô đã hiến tặng ngôi nhà cho Nhà nước. Ngôi nhà 48 Hàng Ngang đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là Di tích cấp Quốc gia năm 1979.

Huy Hoàng

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/xa-hoi/tham-lai-ngoi-nha-noi-chu-tich-ho-chi-minh-viet-tuyen-ngon-doc-lap-20200901100910248.htm