Thăm nơi an nghỉ của nhà báo cách mạng huyền thoại Huỳnh Thúc Kháng

Dù chỉ tồn tại trong 16 năm, tờ báo do cụ Huỳnh Thúc Kháng dẫn dắt đã có ảnh hưởng to lớn trong giới trí thức miền Trung, góp phần đánh thức tinh thần ái quốc trong hàng trăm nghìn người con nước Việt.

Cụ Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947) là nhà yêu nước, nhà báo cách mạng lỗi lạc của Việt Nam trong giai đoạn thực dân Pháp đô hộ. Sau khi mất, cụ được an táng trên đỉnh núi Thiên Ấn (xã Tịnh Ấn, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi). Ảnh: Lối vào mộ cụ Huỳnh.

Cụ Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947) là nhà yêu nước, nhà báo cách mạng lỗi lạc của Việt Nam trong giai đoạn thực dân Pháp đô hộ. Sau khi mất, cụ được an táng trên đỉnh núi Thiên Ấn (xã Tịnh Ấn, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi). Ảnh: Lối vào mộ cụ Huỳnh.

Ngược dòng thời gian, cụ Huỳnh Thúc Kháng sinh năm 1876, tại làng Bình Thạnh, xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Trong những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, cụ là một trong những nhà lãnh đạo của phong trào Duy Tân. Ảnh: Khu mộ cụ Huỳnh có khuôn viên rộng rãi, nhiều cây xanh.

Ngược dòng thời gian, cụ Huỳnh Thúc Kháng sinh năm 1876, tại làng Bình Thạnh, xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Trong những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, cụ là một trong những nhà lãnh đạo của phong trào Duy Tân. Ảnh: Khu mộ cụ Huỳnh có khuôn viên rộng rãi, nhiều cây xanh.

Năm 1908, cụ bị bắt rồi bị đày ở Côn Đảo đến năm 1921 mới được trả tự do. Mãn tù, Khâm Sứ Trung Kỳ Pasquier chiêu dụ cụ ra làm quan. Cụ Huỳnh đã cự tuyệt sự dụ dỗ này bằng những lời lẽ khẳng khái. Ảnh: Trước mộ có bàn thờ liền kề một đài bia cao.

Năm 1908, cụ bị bắt rồi bị đày ở Côn Đảo đến năm 1921 mới được trả tự do. Mãn tù, Khâm Sứ Trung Kỳ Pasquier chiêu dụ cụ ra làm quan. Cụ Huỳnh đã cự tuyệt sự dụ dỗ này bằng những lời lẽ khẳng khái. Ảnh: Trước mộ có bàn thờ liền kề một đài bia cao.

Ngày 10/8/1927 báo Tiếng Dân - tờ báo chủ trương chống chính quyền bảo hộ - ra số đầu, cụ Huỳnh làm Chủ nhiệm kiêm Chủ bút tờ báo đặt trụ sở tại Huế này. Tờ báo có khổ 58 x 42cm, phát hành mỗi tuần hai kỳ. Ảnh: Mộ phần của cụ Huỳnh được ốp đá hoa cương đỏ.

Ngày 10/8/1927 báo Tiếng Dân - tờ báo chủ trương chống chính quyền bảo hộ - ra số đầu, cụ Huỳnh làm Chủ nhiệm kiêm Chủ bút tờ báo đặt trụ sở tại Huế này. Tờ báo có khổ 58 x 42cm, phát hành mỗi tuần hai kỳ. Ảnh: Mộ phần của cụ Huỳnh được ốp đá hoa cương đỏ.

Trong thời kỳ vận động dân chủ 1936 - 1939, báo ra ba kỳ một tuần. Mặc dù chỉ có 4 trang nhưng do khổ báo lớn nên dung lượng bài vở của báo khá phong phú. Ảnh: Di ngôn yêu nước của cụ Huỳnh được khắc ghi trên bình phong sau mộ phần.

Trong thời kỳ vận động dân chủ 1936 - 1939, báo ra ba kỳ một tuần. Mặc dù chỉ có 4 trang nhưng do khổ báo lớn nên dung lượng bài vở của báo khá phong phú. Ảnh: Di ngôn yêu nước của cụ Huỳnh được khắc ghi trên bình phong sau mộ phần.

Hầu hết các bài xã luận đăng trên Tiếng Dân đều do cụ Huỳnh Thúc Kháng viết với mục đích kích thích lòng yêu nước của độc giả. Sự ra đời của tờ báo đã đáp ứng yêu cầu của người dân miền Trung về một tờ báo tiếng Việt có quan điểm đúng đắn.

Hầu hết các bài xã luận đăng trên Tiếng Dân đều do cụ Huỳnh Thúc Kháng viết với mục đích kích thích lòng yêu nước của độc giả. Sự ra đời của tờ báo đã đáp ứng yêu cầu của người dân miền Trung về một tờ báo tiếng Việt có quan điểm đúng đắn.

Tờ báo Tiếng Dân là tờ báo chính trị, nhưng cụ Huỳnh không quên đăng các bài thơ, văn tuyển chọn, thường là của Phan Bội Châu, Phan Tây Hồ, Bích Khê và nhiều cây bút tên tuổi khác.

Tờ báo Tiếng Dân là tờ báo chính trị, nhưng cụ Huỳnh không quên đăng các bài thơ, văn tuyển chọn, thường là của Phan Bội Châu, Phan Tây Hồ, Bích Khê và nhiều cây bút tên tuổi khác.

Tuy có ra trễ hơn so với các tờ báo cách mạng ở Hà Nội và Sài Gòn nhưng báo Tiếng Dân đã đảm nhận một vai trò chính trị quan trọng trong bối cảnh đất nước bị kìm kẹp dưới ách cai trị của thực dân Pháp. Ảnh: Những lời ngợi ca lòng yêu nước, sự liêm chính và đức hi sinh của cụ Huỳnh được khắc trên bia mộ.

Tuy có ra trễ hơn so với các tờ báo cách mạng ở Hà Nội và Sài Gòn nhưng báo Tiếng Dân đã đảm nhận một vai trò chính trị quan trọng trong bối cảnh đất nước bị kìm kẹp dưới ách cai trị của thực dân Pháp. Ảnh: Những lời ngợi ca lòng yêu nước, sự liêm chính và đức hi sinh của cụ Huỳnh được khắc trên bia mộ.

Tất nhiên, chính quyền thuộc địa không để cho tờ báo hoạt động yên ổn. Rất nhiều lần Sở Kiểm duyệt của thực dân Pháp buộc tòa soạn phải sửa chữa theo ý muốn của chúng, nhưng cụ Huỳnh nhất định không chịu.

Tất nhiên, chính quyền thuộc địa không để cho tờ báo hoạt động yên ổn. Rất nhiều lần Sở Kiểm duyệt của thực dân Pháp buộc tòa soạn phải sửa chữa theo ý muốn của chúng, nhưng cụ Huỳnh nhất định không chịu.

Cụ tuyên bố: “Hoặc là cho đăng nguyên văn, hoặc là bỏ, một chữ cũng không sửa”. Toàn quyền Pháp lúc bấy giờ không thể chấp nhận thái độ chống đối đó của cụ Huỳnh, ngày 21/4/1943, đã ra quyết định đình bản báo Tiếng Dân.

Cụ tuyên bố: “Hoặc là cho đăng nguyên văn, hoặc là bỏ, một chữ cũng không sửa”. Toàn quyền Pháp lúc bấy giờ không thể chấp nhận thái độ chống đối đó của cụ Huỳnh, ngày 21/4/1943, đã ra quyết định đình bản báo Tiếng Dân.

Dù chỉ tồn tại trong 16 năm, tờ báo do cụ Huỳnh dẫn dắt đã có ảnh hưởng to lớn trong giới trí thức miền Trung, góp phần đánh thức tinh thần ái quốc trong hàng trăm nghìn người con nước Việt. Ảnh: Phong cảnh Quảng Ngãi nhìn từ mộ cụ Huỳnh.

Dù chỉ tồn tại trong 16 năm, tờ báo do cụ Huỳnh dẫn dắt đã có ảnh hưởng to lớn trong giới trí thức miền Trung, góp phần đánh thức tinh thần ái quốc trong hàng trăm nghìn người con nước Việt. Ảnh: Phong cảnh Quảng Ngãi nhìn từ mộ cụ Huỳnh.

Sau năm 1945, cụ Huỳnh được Hồ Chủ tịch mời ra Hà Nội làm việc và giữ nhiều chức vụ quan trọng. Ngày 21/5/1947, cụ lâm bệnh nặng và mất tại Quảng Ngãi. Theo tâm nguyện của cụ Huỳnh, nhân dân đã an táng cụ trên đỉnh núi Thiên Ấn... Ảnh: Chùa Thiên Ấn - ngôi chùa cổ nổi tiếng của Quảng Ngãi nằm trên đỉnh núi, cách mộ cụ Huỳnh không xa.

Sau năm 1945, cụ Huỳnh được Hồ Chủ tịch mời ra Hà Nội làm việc và giữ nhiều chức vụ quan trọng. Ngày 21/5/1947, cụ lâm bệnh nặng và mất tại Quảng Ngãi. Theo tâm nguyện của cụ Huỳnh, nhân dân đã an táng cụ trên đỉnh núi Thiên Ấn... Ảnh: Chùa Thiên Ấn - ngôi chùa cổ nổi tiếng của Quảng Ngãi nằm trên đỉnh núi, cách mộ cụ Huỳnh không xa.

Mời quý độc giả xem video: Những Bộ đội Cụ Hồ trong thời bình. Nguồn: Truyền hình Nhân Dân.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/tham-noi-an-nghi-cua-nha-bao-cach-mang-huyen-thoai-huynh-thuc-khang-2002959.html