Tham vọng của 'các gã khổng lồ công nghệ' bị hạn chế từ quy định chống độc quyền
Các 'gã khổng lồ công nghệ' (Big Tech) khắp thế giới đang phải đối mặt với các rào cản quy định chống độc quyền ngày càng cao gần đây.
Vấn đề chống độc quyền
Theo trang SCMP, xung quanh vấn đề chống độc quyền, chính phủ các nước đang tập trung gia tăng các quy định đối với Big Tech. Trong tuần trước, Trung Quốc đã áp mức phạt kỷ lục lên tới 2,8 tỷ đô la đối với Tập thương mại điện tử Alibaba vì vi phạm các quy định chống độc quyền và lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Đây được xem là mức phạt chống độc quyền cao nhất mà Trung Quốc áp dụng trong bối cảnh chính phủ nước này tăng cường chiến lược kiểm soát các công ty công nghệ lớn.
Vào tuần này, Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ đã chính thức thông qua báo cáo tháng 10/2020 cáo buộc các Big Tech của Mỹ mua lại và tạo áp lực cho các công ty nhỏ hơn. Đây là động thái được xem là vi phạm luật chống độc quyền. Các công ty được nhắc đến là Google của Alphabet, Amazon, Facebook và Apple.
Ông Marcus Pollard, cố vấn chống độc quyền và đầu tư nước ngoài thuộc công ty luật Linlaters cho biết, mối quan ngại chính của các nhà quản lý là vấn đề các Big Tech có thể sử dụng ảnh hưởng thị trường để loại trừ các đối thủ cạnh tranh và gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
"Alibaba rõ ràng từng cam kết sứ mệnh thị trường mở nhằm mang đến lựa chọn đa dạng cho người tiêu dùng", ông Pollard khẳng định.
Tại Trung Quốc và phương Tây, sự gia tăng của Big Tech đã vượt qua tầm kiểm soát trong nhiều năm. Các tán dương vai trò của công nghệ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện cuộc sống của con người đã phát triển tham vọng của công nghệ. Mỹ từ lâu đã không thắt chặt quá trình kiểm soát chặt đối với các công ty công nghệ kể từ vụ kiện chống độc quyền năm 1988.
Cho đến hiện tại, các gã khổng lồ công nghệ đã gia tăng ảnh hưởng, thực hiện tham vọng từ kênh mua sắm đến tương tác xã hội, chi phối cuộc sống của người dân. Khi các công ty này ngày càng lớn mạnh thì giới quan sát nhận định có sự chèn ép giữa các gã khổng lồ đối với các đối thủ và công ty khởi nghiệp nhỏ hơn.
Google, Amazon, Facebook và Apple đã vướng phải các xung đột với các cơ quan quản lý trong lĩnh vực pháp lý, bao gồm Mỹ, Anh, EU, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ. Trong hơn 450 trang, báo cáo của Ủy ban Tư pháp Mỹ đã tìm ra các vấn đề hiện tại của Big Tech, trong đó phải kể đến khả năng tước quyền tiếp cận thị trường, lạm dụng quyền lực thị trường và thúc đẩy khả năng chiếm ưu thế. Theo trang SCMP, Trung Quốc đã tăng cường hoạt động giám sát chống độc quyền đầu tiên trong Luật chống độc quyền cách đây 12 năm.
Gần đây, cơ quan quản lý chống độc quyền Trung Quốc đã áp mức phạt với các chi nhánh của Alibaba, Tencent và SF Holding vì hành vi độc quyền trong tháng 12 năm ngoái.
Tím hướng khắc phục
Sau nhiều tháng điều tra, tập đoàn Ant Group đã phải tái cơ cấu hoạt động kinh doanh công nghệ tài chính (fintech) đề phù hợp với các quy định mới.
"Các cơ quan quản lý đặc biệt cảnh giác với các vi phạm xảy ra trong quá trình sử dụng dữ liệu và cách khai thác lợi ích không công bằng trên nền tảng dữ liệu người dùng. Alibaba đã buộc những nhà kinh doanh muốn bán hàng trên nền tảng của hãng này phải cam kết bán độc quyền, có nghĩa là không bán trên các nền tảng thương mại điện tử khác", Cơ quan Quản lý Nhà nước về quy chế thị trường (SAMR) cho biết.
"Các cơ quan quản lý đang kiểm soát vấn đề cạnh tranh không lành mạnh toàn cầu. Chúng tôi đã trải qua quá trình này và nắm bắt tốt tư duy của các nhà quản lý. Đây là một quá trình cạnh tranh lành mạnh. Chúng tôi cũng có kế hoạch khắc phục và đảm bảo quá trình tuân thủ pháp luật", phó Chủ tịch của Alibaba – ông Joseph Tsai cho biết.
SARM đã lên tiếng cảnh báo đối với hơn hai chục công ty công nghệ bao gồm Alibaba, Tencent, Baidu, Meituan và chủ sở hữu của Tik Tok – ByteDance liên quan đến hành vi độc quyền và cạnh tranh không lành mạnh.
Theo trang SCMP, Tecent đã bị ảnh hưởng nặng nề từ các tuyên bố chống độc quyền vào tháng Hai. Đầu tiên là một vụ kiện mang tiếng bước ngoặt do ByteDance đưa ra, cáo buộc nhà phát hành game lớn nhất thế giới lạm dụng độc quyền bằng cách ngăn chặn các liên kết đến video trên Douyin – phiên bản TikTok của Trung Quốc. Một khiếu nại khác liên quan đến nhà cung cấp công nghệ xe thông minh Pateo cáo buộc Tencent lạm dụng sức mạnh thị trường hạn chế doanh số bán sản phẩm.
Trong tháng này, SAMR cũng đã áp các mức phạt đối với công ty khởi nghiệp Nice Tuan của Alibaba, công ty gọi xe Didi Chuxing và công ty giao hàng trực tuyến Meituan.
Trước khi thiết chặt quy định, "các gã khổng lồ công nghệ" đã khai thác triệt để thị trường Trung Quốc thúc đẩy tham vọng phát triển quy mô lớn. Chính phủ Trung Quốc đã hạn chế các công ty công nghệ lớn của nước ngoài như Google và Facebook thông qua kiểm duyệt trực tiếp trên Great Firewall. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng điều này đi kèm với rủi ro.
"Mức phạt mà chính phủ Trung Quốc áp dụng với Alibaba cho thấy rằng đã đến lúc các công ty nên mở rộng hơn nữa thị trường ngoài nước. Chống độc quyền là một cách thức đảm bảo sự công bằng và hiệu quả. Hiện tại, các doanh nghiệp Trung Quốc đã gia tăng ảnh hưởng trên thế giới. Vì vậy, đã đến lúc các công ty này nên tăng cường phát triển ngoài Trung Quốc và gia tăng ảnh hưởng toàn cầu", Zhao Xiaofeng - Trợ lý giáo sư tại Khoa Tài chính và Bảo hiểm của Đại học Lĩnh Nam cho biết.