Thân thế mỹ nhân khiến Tần Thủy Hoàng cả một đời thương nhớ là ai?
Cả một đời không lập Hoàng hậu nhưng mỹ nhân ấy lại có thể khiến Tần Thủy Hoàng thương nhớ khôn nguôi, dốc cả trái tim để cho nàng.
Nhắc đến Tần Thủy Hoàng là nhắc đến một vị hoàng đế vô cùng nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa cách đây hơn 2.000 năm.
Nổi tiếng là vị hoàng đế có quyền lực tối thượng, tàn bạo, khao khát trường sinh, nhưng ít ai biết được rằng trong đời của ông chỉ có 1 người phụ nữ duy nhất khiến ông si mê nguyện làm tất cả vì nàng. Thậm chí xây riêng cho nàng một cung điện nguy nga mang tên nàng – cung A Phòng.
Quân đội nước Tần đang chiến đấu với những bộ lạc ở phía Nam. Vào thời điểm đó, để tấn công, quân Tần cần phải vận chuyển được lương thực di chuyển từ phía Bắc xuống phía Nam.
Lúc này, có một cô gái nước Triệu tên A Phòng đã tận tình mang thảo dược tới tận tình chữa cho quân đội nhà Tần.
Khi Tần Doanh Chính trở về Hàm Dương – kinh đô nước Tần thì A Phòng cũng theo cha đến Hàm Dương tìm hoa kim cúc để chế thuốc trường sinh, và 2 người đã gặp nhau. Ông đem lòng yêu thương cô gái này, dưới danh nghĩa một anh thợ mộc ông đã ngỏ lời muốn kết hôn cùng A Phòng, và đã được A Phòng nhận lời.
Tuy nhiên, lời hứa của Tần Thủy Hoàng và A Phòng đã không thể thực hiện được vì lúc đó quyền lực của nước Tần chủ yếu nằm trong tay của Lã Bất Vi.
Tuy nhiên, tình yêu của họ đã gặp muôn vàn trắc trở. Thái hậu Trịnh Cơ – mẹ của Tần Thủy Hoàng, Lã Bất Vi – tướng quốc nước Tần muốn Tần Thủy Hoàng lấy công chúa nước hòng mưu đồ chính trị, thậm chí bọn họ còn nhiều lần tìm cách hãm hại A Phòng.
Lợi dụng việc Trường Lạc là công chúa nước Triệu có dung mạo giống hệt như A Phòng, họ đưa cô đến để hành thích Tần Doanh Chính. Ai ngờ, công chúa lại bị tay chân của Đồng Thái thú giết chết vì tưởng nàng là A Phòng.
Tần Doanh Chính vô cùng đau khổ trước cái chết của Trường Lạc công chúa mà ông tưởng là A Phòng nên đã cho thi hài công chúa vào một quan tài pha lê chờ người mang thuốc đến cứu chữa. Trong khi đó, các nước chư hầu đã tìm cách khống chế A Phòng, khiến cho cô thành con rối để ám sát Tần Thủy Hoàng. Tuy nhiên, nhờ Hoa Dương là bà của vua đã hát lại một bài hát cũ mà họ đã từng hát với nhau khi xưa, A Phòng mới bừng tỉnh, 2 người nhận ra nhau.
Lúc này Doanh Chính Tần Vương nuôi nghiệp lớn thống nhất 6 nước chư hầu, lúc này A Phòng nhân hậu đã can ngăn rất nhiều nhưng không được, nàng bèn uống thuốc tự vẫn.
Vì cái chết của A Phòng mà Tần Thủy Hoàng vô cùng đau khổ, ông quyết định thống nhất 6 nước chư hầu, lên ngôi hoàng đế và quyết định xây dựng một cung điện quy mô hoành tráng số 1 trong lịch sử, Tần Thủy Hoàng dùng tên A Phòng để đặt tên cho tòa cung điện này như một cách tưởng nhớ người mà mình thương yêu.
Cung A Phòng hoành tráng tiêu tốn biết bao ngân lượng, của cải, biết bao nhiêu nhân công đã bỏ mạng dưới chân tòa tháp A Phòng.
Trong cuốn "Sử ký" của Tư Mã Thiên cũng từng có ghi chép lại việc Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ đã đốt cung thất A Phòng của nhà Tần ở Hàm Dương và "lửa cháy 3 tháng mới tắt", nhưng cũng không hề chỉ rõ là cung A Phòng bị đốt cháy và trên thực tế thì tổ hợp cung điện này nằm ở phía nam của sông Vị.
A Phòng qua đời, Tần Thủy Hoàng không lập hậu, dù có bao nhiêu người đẹp nhưng tất cả chỉ trở thành trò tiêu khiển, thú vui duy nhất của Tần Thủy Hoàng là quyền lực.
Dù vậy, sau hơn 2.000 năm, không chỉ lăng mộ Tần Thủy Hoàng, mà ngay cả cung A Phòng, công trình gắn liền với nhiều câu chuyện, ghi chép bí ẩn về thời nhà Tần, đặc biệt là về người con gái tên là A Phòng, vẫn còn là một trong những bí ẩn khó lý giải về vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa.
Tới nay, chưa tìm thấy bất cứ tài liệu nào nhắc đến việc cung A Phòng bị cháy. Hóa ra câu chuyện cung A Phòng một thời nguy nga, sau bị lửa đốt cháy rực trời, rốt cuộc chỉ là lời đồn đại dân gian.