Thần y nào chữa khỏi bệnh lạ cho công chúa Mỵ Châu?

Mắc bệnh lạ khiến công chúa Mỵ Châu mọc mụn đỏ khắp người, rất ngứa ngáy. Vị thần y này đã chữa khỏi bệnh cho công chúa Âu Lạc.

Theo sách “Đại Việt sử ký tiền biên”, bấy giờ, công chúa Mỵ Châu bị bệnh phong (căn bệnh được coi là lạ khi ấy), từ mặt mũi, chân tay đều mọc đầy mụn đỏ, rất ngứa ngáy. An Dương Vương cho đã cho gọi rất nhiều danh y đến nhưng đều không tìm cách nào chữa khỏi được cho công chúa. Cuối cùng, thần y Vương Ứng chữa lành bệnh phong cho công chúa nước Âu Lạc.

Theo sách “Đại Việt sử ký tiền biên”, bấy giờ, công chúa Mỵ Châu bị bệnh phong (căn bệnh được coi là lạ khi ấy), từ mặt mũi, chân tay đều mọc đầy mụn đỏ, rất ngứa ngáy. An Dương Vương cho đã cho gọi rất nhiều danh y đến nhưng đều không tìm cách nào chữa khỏi được cho công chúa. Cuối cùng, thần y Vương Ứng chữa lành bệnh phong cho công chúa nước Âu Lạc.

Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”, vua Lý Thần Tông mắc bệnh “hóa hổ”, nguy hiểm đến tính mạng. Danh y trong cung chữa mãi không được, sau nhờ thiền sư Nguyễn Minh Không chữa trị mới khỏi.

Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”, vua Lý Thần Tông mắc bệnh “hóa hổ”, nguy hiểm đến tính mạng. Danh y trong cung chữa mãi không được, sau nhờ thiền sư Nguyễn Minh Không chữa trị mới khỏi.

Theo sách “Giai thoại lịch sử Việt Nam”, căn bệnh “hóa hổ” khiến vua Lý Thần Tông ngứa ngáy, lông mọc khắp người, càng ngứa càng gãi, lông lại càng mọc nhiều. Theo y học ngày nay, đó là căn bệnh có tên khoa học Hypetrichose, thuộc dạng dị loạn, khiến cơ thể mọc đầy lông lá. Trên thế giới, nhiều người đã mắc phải căn bệnh này, nó còn được gọi là “triệu chứng người sói”.

Theo sách “Giai thoại lịch sử Việt Nam”, căn bệnh “hóa hổ” khiến vua Lý Thần Tông ngứa ngáy, lông mọc khắp người, càng ngứa càng gãi, lông lại càng mọc nhiều. Theo y học ngày nay, đó là căn bệnh có tên khoa học Hypetrichose, thuộc dạng dị loạn, khiến cơ thể mọc đầy lông lá. Trên thế giới, nhiều người đã mắc phải căn bệnh này, nó còn được gọi là “triệu chứng người sói”.

Theo sách “Giai thoại lịch sử Việt Nam”, Tuệ Tĩnh (1330-1400) tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, sinh ra ở Hải Dương, mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Ông từng lớn lên trong chùa, sau thi đỗ hoàng giáp dưới thời Trần. Tuệ Tĩnh không ra làm quan, ở nhà học nghề thuốc cứu đời. Ông được suy tôn là "Tiên thánh thuốc Nam" của người Việt.

Theo sách “Giai thoại lịch sử Việt Nam”, Tuệ Tĩnh (1330-1400) tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, sinh ra ở Hải Dương, mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Ông từng lớn lên trong chùa, sau thi đỗ hoàng giáp dưới thời Trần. Tuệ Tĩnh không ra làm quan, ở nhà học nghề thuốc cứu đời. Ông được suy tôn là "Tiên thánh thuốc Nam" của người Việt.

Theo sách "Hải Thượng y tông tâm lĩnh", Lê Hữu Trác (1720-1791) còn có biệt hiệu là Hải Thượng Lãn Ông (ông già lười). Ông sinh ra ở Hải Dương nhưng chủ yếu sống ở vùng Hương Sơn, Hà Tĩnh. Lê Hữu Trác và Tuệ Tĩnh được ghi nhận là 2 danh y lớn nhất của nước ta thời phong kiến.

Theo sách "Hải Thượng y tông tâm lĩnh", Lê Hữu Trác (1720-1791) còn có biệt hiệu là Hải Thượng Lãn Ông (ông già lười). Ông sinh ra ở Hải Dương nhưng chủ yếu sống ở vùng Hương Sơn, Hà Tĩnh. Lê Hữu Trác và Tuệ Tĩnh được ghi nhận là 2 danh y lớn nhất của nước ta thời phong kiến.

“Nam dược thần hiệu” là bộ sách do đại danh y Tuệ Tĩnh biên soạn. Nam dược thần hiệu tổng cộng có 11 cuốn, liệt kê các vị thuốc và 184 loại bệnh thông thường. Cùng "Hải Thượng y tông tâm lĩnh" của Lê Hữu Trác, đây là 2 bộ sách y học lớn nhất của nước ta thời phong kiến.

“Nam dược thần hiệu” là bộ sách do đại danh y Tuệ Tĩnh biên soạn. Nam dược thần hiệu tổng cộng có 11 cuốn, liệt kê các vị thuốc và 184 loại bệnh thông thường. Cùng "Hải Thượng y tông tâm lĩnh" của Lê Hữu Trác, đây là 2 bộ sách y học lớn nhất của nước ta thời phong kiến.

Theo Nguyễn Thanh Điệp/Zing News

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/than-y-nao-chua-khoi-benh-la-cho-cong-chua-my-chau-1614027.html