Tháng 7 ở Trung tâm Điều dưỡng thương binh nặng Thuận Thành

Cụt 2 tay, cụt 2 chân, hỏng mắt, bị liệt một nửa người, gần như tất cả phải ngồi xe lăn là hình ảnh của các thương bệnh binh tại Trung tâm điều dưỡng Thương binh Thuận Thành (Bắc Ninh). Tuy vậy, họ vẫn sống lạc quan và là những tấm gương sáng về ý chí, nghị lực sống trong cả thời chiến và thời bình.

Trung tâm Điều dưỡng Thương binh Thuận Thành là đơn vị nuôi dưỡng, điều trị cho thương - bệnh binh nặng tập trung có số lượng thương binh đông nhất và thương tật nặng nhất (trực thuộc Cục Người có công, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

Trung tâm Điều dưỡng Thương binh Thuận Thành là đơn vị nuôi dưỡng, điều trị cho thương - bệnh binh nặng tập trung có số lượng thương binh đông nhất và thương tật nặng nhất (trực thuộc Cục Người có công, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

Đến nay, đơn vị đang quản lý, nuôi dưỡng, điều trị và thực hiện chế độ chính sách đối với 95 thương - bệnh binh nặng hạng 1/4 (tỷ lệ thương tật từ 81% đến 100%).

Đến nay, đơn vị đang quản lý, nuôi dưỡng, điều trị và thực hiện chế độ chính sách đối với 95 thương - bệnh binh nặng hạng 1/4 (tỷ lệ thương tật từ 81% đến 100%).

Với các thương bệnh binh, Trung tâm điều dưỡng được coi như là ngôi nhà thứ 2 của họ. Tại đây, họ được chăm sóc về sức khỏe, động viên về tinh thần, tất cả đều nương tựa vào nhau, tạo nên một đại gia đình đầm ấm, đầy tình thương yêu.

Với các thương bệnh binh, Trung tâm điều dưỡng được coi như là ngôi nhà thứ 2 của họ. Tại đây, họ được chăm sóc về sức khỏe, động viên về tinh thần, tất cả đều nương tựa vào nhau, tạo nên một đại gia đình đầm ấm, đầy tình thương yêu.

Ông Nguyễn Văn Hương, Giám đốc Trung tâm Điều dưỡng Thương binh Thuận Thành cho biết, có tới 90% trường hợp thương, bệnh binh ở đây bị thương vùng cột sống, gây liệt 1/2 cơ thể người; có 10% là những trường hợp bị vết thương tổng hợp như: cụt 2 tay, cụt 2 chân, hỏng mắt… gần như tất cả phải ngồi xe lăn.

Ông Nguyễn Văn Hương, Giám đốc Trung tâm Điều dưỡng Thương binh Thuận Thành cho biết, có tới 90% trường hợp thương, bệnh binh ở đây bị thương vùng cột sống, gây liệt 1/2 cơ thể người; có 10% là những trường hợp bị vết thương tổng hợp như: cụt 2 tay, cụt 2 chân, hỏng mắt… gần như tất cả phải ngồi xe lăn.

Thấu hiểu và mong muốn bù đắp phần nào những mất mát cho các thương, bệnh binh, đội ngũ cán bộ, nhân viên tại trung tâm luôn quan tâm và tận tình chăm sóc họ như những người thân trong gia đình.

Thấu hiểu và mong muốn bù đắp phần nào những mất mát cho các thương, bệnh binh, đội ngũ cán bộ, nhân viên tại trung tâm luôn quan tâm và tận tình chăm sóc họ như những người thân trong gia đình.

Gần 100 con người là gần 100 hoàn cảnh khác nhau, vượt qua nỗi đau bệnh tật, các thương, bệnh binh nặng ở Trung tâm vẫn sống lạc quan, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.

Gần 100 con người là gần 100 hoàn cảnh khác nhau, vượt qua nỗi đau bệnh tật, các thương, bệnh binh nặng ở Trung tâm vẫn sống lạc quan, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.

Một số người còn mảnh đạn, viên bi nằm trong cột sống, trong đầu. Mỗi khi trái gió trở trời, thời tiết thay đổi, vết thương cũ lại gây ra những cơn đau nhức nhối ở hốc mắt, mỏm cụt, tê buốt tận xương tủy, tạo những cơn co giật, gây đau đớn, ảnh hưởng đến bữa ăn, giấc ngủ.

Một số người còn mảnh đạn, viên bi nằm trong cột sống, trong đầu. Mỗi khi trái gió trở trời, thời tiết thay đổi, vết thương cũ lại gây ra những cơn đau nhức nhối ở hốc mắt, mỏm cụt, tê buốt tận xương tủy, tạo những cơn co giật, gây đau đớn, ảnh hưởng đến bữa ăn, giấc ngủ.

Tuổi thanh xuân, họ dũng cảm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Nay chiến tranh đã lùi xa nhiều chục năm nhưng những vết thương của chiến tranh vẫn còn hiện hữu trên cơ thể của những người lính.

Tuổi thanh xuân, họ dũng cảm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Nay chiến tranh đã lùi xa nhiều chục năm nhưng những vết thương của chiến tranh vẫn còn hiện hữu trên cơ thể của những người lính.

Chia sẻ với PV, các thương binh, bệnh binh tại trung tâm cho hay, động lực để họ vượt qua đau đớn về thể xác và tâm hồn chính là sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội và đặc biệt là sự quan tâm, chăm sóc của cán bộ, nhân viên nơi đây.

Chia sẻ với PV, các thương binh, bệnh binh tại trung tâm cho hay, động lực để họ vượt qua đau đớn về thể xác và tâm hồn chính là sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội và đặc biệt là sự quan tâm, chăm sóc của cán bộ, nhân viên nơi đây.

Sự đoàn kết, sẻ chia của những người đồng cảnh cũng giúp các thương, bệnh binh vơi bớt nỗi đau, nỗi cô đơn và cùng nương tựa lẫn nhau, sống với nhau như người thân trong gia đình.

Sự đoàn kết, sẻ chia của những người đồng cảnh cũng giúp các thương, bệnh binh vơi bớt nỗi đau, nỗi cô đơn và cùng nương tựa lẫn nhau, sống với nhau như người thân trong gia đình.

Cuộc sống của các thương binh, bệnh binh vô cùng dung dị, giản đơn và luôn chan chứa tình yêu thương, gắn bó. Mặc dù cơ thể không còn lành lặn, luôn phải ngôi trên chiếc xe lăn nhưng nụ cười luôn nở trên môi họ. Nụ cười của những người đã chiến thắng số phận, vượt lên chính mình.

Cuộc sống của các thương binh, bệnh binh vô cùng dung dị, giản đơn và luôn chan chứa tình yêu thương, gắn bó. Mặc dù cơ thể không còn lành lặn, luôn phải ngôi trên chiếc xe lăn nhưng nụ cười luôn nở trên môi họ. Nụ cười của những người đã chiến thắng số phận, vượt lên chính mình.

Vào thời gian rảnh rỗi, các thương, bệnh binh thường đẩy xe lăn ra chỗ cây rợp bóng mát giữa sân để hàn huyên, tâm sự cho vơi đi nỗi nhớ quê nhà.

Vào thời gian rảnh rỗi, các thương, bệnh binh thường đẩy xe lăn ra chỗ cây rợp bóng mát giữa sân để hàn huyên, tâm sự cho vơi đi nỗi nhớ quê nhà.

Là người từng gắn bó với trung tâm gần 50 năm, thương binh Đỗ Đăng Khuê, quê ở Thái Bình, nhập ngũ năm 1967, bị thương ở mặt trận Nam Lào năm 1972. Ông điều trị tại đây từ tháng 7/1975, dù cụt hai tay và hỏng một bên mắt nhưng ông vẫn tự nấu ăn, đi chợ và sinh hoạt.

Là người từng gắn bó với trung tâm gần 50 năm, thương binh Đỗ Đăng Khuê, quê ở Thái Bình, nhập ngũ năm 1967, bị thương ở mặt trận Nam Lào năm 1972. Ông điều trị tại đây từ tháng 7/1975, dù cụt hai tay và hỏng một bên mắt nhưng ông vẫn tự nấu ăn, đi chợ và sinh hoạt.

Chiến tranh khốc liệt đã khiến một phần máu xương của ông nằm lại chiến trường.

Chiến tranh khốc liệt đã khiến một phần máu xương của ông nằm lại chiến trường.

“Giàu 2 con mắt, khó 2 bàn tay”, dù chiến tranh đã “cướp” đi những phần quý giá nhất của cơ thể, nhưng thương binh Đỗ Đăng Khuê luôn lạc quan và nỗ lực trong mọi hoàn cảnh. "Cuộc sống của chúng tôi ở đây khá thoải mái bởi được sự quan tâm chu đáo của Đảng, Nhà nước và cả xã hội. Cơ thể không còn lành lặn khi trở về nhưng được sống đến ngày hôm nay đã là may mắn lắm rồi”, ông Khuê chia sẻ.

“Giàu 2 con mắt, khó 2 bàn tay”, dù chiến tranh đã “cướp” đi những phần quý giá nhất của cơ thể, nhưng thương binh Đỗ Đăng Khuê luôn lạc quan và nỗ lực trong mọi hoàn cảnh. "Cuộc sống của chúng tôi ở đây khá thoải mái bởi được sự quan tâm chu đáo của Đảng, Nhà nước và cả xã hội. Cơ thể không còn lành lặn khi trở về nhưng được sống đến ngày hôm nay đã là may mắn lắm rồi”, ông Khuê chia sẻ.

Cũng như ông Khuê, hàng ngày, nhiều thương, bệnh binh khác cũng tự đi chợ, mua bán, nấu cơm, sinh hoạt. Chiếc xe lăn chính là “đôi chân” của họ. Họ luôn tự động viên mình, phải nỗ lực, lạc quan, không được lùi bước trước mọi khó khăn.

Cũng như ông Khuê, hàng ngày, nhiều thương, bệnh binh khác cũng tự đi chợ, mua bán, nấu cơm, sinh hoạt. Chiếc xe lăn chính là “đôi chân” của họ. Họ luôn tự động viên mình, phải nỗ lực, lạc quan, không được lùi bước trước mọi khó khăn.

"Tàn nhưng không phế". Các thương bệnh binh tại Trung tâm điều dưỡng Thuận Thành là tấm gương sáng về ý chí, về lý tưởng sống cao đẹp với nghị lực kiên cường cả trong thời chiến và trong thời bình để thế hệ trẻ noi theo.

"Tàn nhưng không phế". Các thương bệnh binh tại Trung tâm điều dưỡng Thuận Thành là tấm gương sáng về ý chí, về lý tưởng sống cao đẹp với nghị lực kiên cường cả trong thời chiến và trong thời bình để thế hệ trẻ noi theo.

Chung Thủy-Diệp Thảo/VOV.VN

Nguồn VOV: https://vov.vn/xa-hoi/thang-7-o-trung-tam-dieu-duong-thuong-binh-nang-thuan-thanh-post1033256.vov