Tháng 9 lịch sử, về thăm ngôi nhà nơi Bác Hồ cất tiếng khóc chào đời

Làng Chùa (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) là nơi Bác Hồ cất tiếng khóc chào đời. Nơi đây đã ghi dấu nhiều kỷ niệm tuổi thơ của cậu bé Nguyễn Sinh Côn (tên thuở nhỏ của Bác Hồ) với ông bà ngoại, cha mẹ, anh chị, bà con lối xóm... góp phần quan trọng hình thành nên nhân cách của Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này.

 Ngôi nhà Bác Hồ cất tiếng khóc chào đời tại làng Chùa (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An).

Ngôi nhà Bác Hồ cất tiếng khóc chào đời tại làng Chùa (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An).

Ông ngoại của Bác Hồ là cụ Hoàng Xuân Đường, người làng Chùa (tên chữ là Hoàng Trù, thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Cụ Hoàng Xuân Đường là con nhà Nho Hoàng Xuân Cẩn - người đã thi đỗ 3 khóa Tú tài trường Nghệ An, cụ có vốn văn hay chữ đẹp, là thầy đồ, trong nhà có nơi dạy học. Bà ngoại của Bác Hồ là cụ Nguyễn Thị Kép - con nhà Nho Nguyễn Văn Giáp ở làng Kẻ Sía (huyện Hưng Nguyên).

Ông ngoại của Bác Hồ là cụ Hoàng Xuân Đường, người làng Chùa (tên chữ là Hoàng Trù, thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Cụ Hoàng Xuân Đường là con nhà Nho Hoàng Xuân Cẩn - người đã thi đỗ 3 khóa Tú tài trường Nghệ An, cụ có vốn văn hay chữ đẹp, là thầy đồ, trong nhà có nơi dạy học. Bà ngoại của Bác Hồ là cụ Nguyễn Thị Kép - con nhà Nho Nguyễn Văn Giáp ở làng Kẻ Sía (huyện Hưng Nguyên).

Trong một lần cụ Đường từ làng Chùa lên làng Sen thăm một người bạn đồng môn, đi qua con đường nối giữa hai làng thấy một cậu bé chăn bò chăm chỉ viết, xóa, viết ngay trên mảnh đất cạnh con bò đang gặm cỏ. Quý trọng sự hiếu học ấy, cụ Đường tìm hiểu, biết cậu bé đó mồ côi cha mẹ từ sớm, đang ở nhà người anh trai, trong hoàn cảnh khó khăn mà vẫn ham học, nên xin gia đình đón về làng Chùa nuôi cho ăn học. Cậu bé ấy là Nguyễn Sinh Sắc (cha của Bác Hồ).

Trong một lần cụ Đường từ làng Chùa lên làng Sen thăm một người bạn đồng môn, đi qua con đường nối giữa hai làng thấy một cậu bé chăn bò chăm chỉ viết, xóa, viết ngay trên mảnh đất cạnh con bò đang gặm cỏ. Quý trọng sự hiếu học ấy, cụ Đường tìm hiểu, biết cậu bé đó mồ côi cha mẹ từ sớm, đang ở nhà người anh trai, trong hoàn cảnh khó khăn mà vẫn ham học, nên xin gia đình đón về làng Chùa nuôi cho ăn học. Cậu bé ấy là Nguyễn Sinh Sắc (cha của Bác Hồ).

Dưới sự dạy dỗ tận tâm của người cha nuôi, Nguyễn Sinh Sắc học một biết mười, nổi tiếng là thần đồng trong vùng. Cụ tú Hoàng Xuân Đường càng tin tưởng người con nuôi, người học trò này về sau sẽ có một tương lai thành đạt. Vì lẽ đó, năm 1881, cụ quyết định gả người con gái đầu (Hoàng Thị Loan, khi ấy 13 tuổi) cho Nguyễn Sinh Sắc, khi ấy 18 tuổi. Đến năm 1883, cụ dựng ngôi nhà 3 gian trên mảnh vườn rộng khoảng 600m2 cho con rể và con gái mới kết hôn ra ở riêng.

Dưới sự dạy dỗ tận tâm của người cha nuôi, Nguyễn Sinh Sắc học một biết mười, nổi tiếng là thần đồng trong vùng. Cụ tú Hoàng Xuân Đường càng tin tưởng người con nuôi, người học trò này về sau sẽ có một tương lai thành đạt. Vì lẽ đó, năm 1881, cụ quyết định gả người con gái đầu (Hoàng Thị Loan, khi ấy 13 tuổi) cho Nguyễn Sinh Sắc, khi ấy 18 tuổi. Đến năm 1883, cụ dựng ngôi nhà 3 gian trên mảnh vườn rộng khoảng 600m2 cho con rể và con gái mới kết hôn ra ở riêng.

Tại ngôi nhà này, bà Hoàng Thị Loan đã sinh được 3 người con: Nguyễn Thị Thanh (1884), Nguyễn Sinh Khiêm (1888) và Nguyễn Sinh Côn (tên thuở ấu thơ của Bác Hồ, 1890).

Tại ngôi nhà này, bà Hoàng Thị Loan đã sinh được 3 người con: Nguyễn Thị Thanh (1884), Nguyễn Sinh Khiêm (1888) và Nguyễn Sinh Côn (tên thuở ấu thơ của Bác Hồ, 1890).

Ngày 19/5/1890, bà Hoàng Thị Loan khi đó đang mang thai, đang đi làm đồng thì chuyển dạ, được mọi người đưa về nhà. Về tới đầu sân, cơn đau chuyển sinh lại thốn thoáy, bà Loan mệt quá phải ngồi thụp xuống.

Ngày 19/5/1890, bà Hoàng Thị Loan khi đó đang mang thai, đang đi làm đồng thì chuyển dạ, được mọi người đưa về nhà. Về tới đầu sân, cơn đau chuyển sinh lại thốn thoáy, bà Loan mệt quá phải ngồi thụp xuống.

Lúc đó, cụ Sắc đang thay cha vợ giảng bài cho học trò ở căn nhà bên. Ít phút sau, cậu bé Nguyễn Sinh Côn cất tiếng khóc chào đời ở trên hè của gia đình. Bà ngoại của Bác Hồ và người dì ruột (Hoàng Thị An) đã dùng thanh lứa cắt rốn cho cháu, lấy chiếc quần cũ của chồng ủ cháu vô: “Có hơi ấm của ông, nó sẽ được sáng dạ, học giỏi hơn ông, hơn cha cho mà coi...”, bà ngoại nói - trích sách" Búp Sen Xanh" (nhà văn Sơn Tùng).

Lúc đó, cụ Sắc đang thay cha vợ giảng bài cho học trò ở căn nhà bên. Ít phút sau, cậu bé Nguyễn Sinh Côn cất tiếng khóc chào đời ở trên hè của gia đình. Bà ngoại của Bác Hồ và người dì ruột (Hoàng Thị An) đã dùng thanh lứa cắt rốn cho cháu, lấy chiếc quần cũ của chồng ủ cháu vô: “Có hơi ấm của ông, nó sẽ được sáng dạ, học giỏi hơn ông, hơn cha cho mà coi...”, bà ngoại nói - trích sách" Búp Sen Xanh" (nhà văn Sơn Tùng).

Bà ngoại còn dặn bà Hoàng Thị Loan: “Con nhớ hàng ngày phải chăm lau sạch đĩa đèn rồi hãy đổ dầu thắp. Các cụ thường dạy: Sinh con dạ sáng làu làu, nhớ mẹ ngày trước chăm lau đĩa đèn” - trích sách "Búp Sen Xanh".

Bà ngoại còn dặn bà Hoàng Thị Loan: “Con nhớ hàng ngày phải chăm lau sạch đĩa đèn rồi hãy đổ dầu thắp. Các cụ thường dạy: Sinh con dạ sáng làu làu, nhớ mẹ ngày trước chăm lau đĩa đèn” - trích sách "Búp Sen Xanh".

Tối hôm ấy, cánh cổng chống làm bằng khung tre kết cành rào, hình chữ nhật, đã được ập xuống, cài chặt. Khu vườn nhà ông ngoại Bác Hồ cũng như mọi nhà khác ở làng Chùa đều trở nên một cõi riêng biệt, kín bưng.

Tối hôm ấy, cánh cổng chống làm bằng khung tre kết cành rào, hình chữ nhật, đã được ập xuống, cài chặt. Khu vườn nhà ông ngoại Bác Hồ cũng như mọi nhà khác ở làng Chùa đều trở nên một cõi riêng biệt, kín bưng.

Bên trong nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân, ông ngoại Bác Hồ đứng lên, dáng cung kính, thắp 5 nén hương, vái 5 vái trước bàn thờ gia tiên, đứng nghiêm trang trước làn hương khói. Phía sau là cha của Bác Hồ cũng đang chắp tay thành kính.

Bên trong nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân, ông ngoại Bác Hồ đứng lên, dáng cung kính, thắp 5 nén hương, vái 5 vái trước bàn thờ gia tiên, đứng nghiêm trang trước làn hương khói. Phía sau là cha của Bác Hồ cũng đang chắp tay thành kính.

Một lúc sau, hai cha con cụ Sắc trở lại chỗ ngồi ở nhà dưới. Cụ Sắc hỏi cha vợ việc đặt tên cho người con mới chào đời. Ông ngoại Bác nói: “Sinh con quý tử khó nuôi... Trồng cây ngon trái lắm người lăm le.... Con người ta có thể xét đoán được hiệu quả trước của công việc mình sắp làm. Ví như khi ta cầm nắm hạt giống trong tay thì ta đã dám tin chắc sẽ có ngày những mầm cây mọc lên bậm bạp, và nhìn các mầm non xanh tốt đoán biết được cây quả của nó sau này. Cho nên tôi muốn đặt tên cho cháu là Côn, tự là Tất Thành, theo tích loài cá hóa chim bằng. Theo mong ước của tôi, thằng bé sẽ có chí vùng vẫy bốn bể, dù gặp truân chuyên chìm nổi, nhưng ắt thành công, cho nên tự Tất Thành” - trích sách "Búp Sen Xanh".

Một lúc sau, hai cha con cụ Sắc trở lại chỗ ngồi ở nhà dưới. Cụ Sắc hỏi cha vợ việc đặt tên cho người con mới chào đời. Ông ngoại Bác nói: “Sinh con quý tử khó nuôi... Trồng cây ngon trái lắm người lăm le.... Con người ta có thể xét đoán được hiệu quả trước của công việc mình sắp làm. Ví như khi ta cầm nắm hạt giống trong tay thì ta đã dám tin chắc sẽ có ngày những mầm cây mọc lên bậm bạp, và nhìn các mầm non xanh tốt đoán biết được cây quả của nó sau này. Cho nên tôi muốn đặt tên cho cháu là Côn, tự là Tất Thành, theo tích loài cá hóa chim bằng. Theo mong ước của tôi, thằng bé sẽ có chí vùng vẫy bốn bể, dù gặp truân chuyên chìm nổi, nhưng ắt thành công, cho nên tự Tất Thành” - trích sách "Búp Sen Xanh".

Cậu bé Nguyễn Sinh Côn ở đây 5 năm đầu đời (1890-1895) cùng với cha mẹ, chị gái, anh trai, dì An, bà ngoại. Năm 1893, ông ngoại Bác mất, trước khi thấy sự thành đạt của người con rể (năm 1894, cụ Sắc đỗ Cử nhân ở trường thi Nghệ An).

Cậu bé Nguyễn Sinh Côn ở đây 5 năm đầu đời (1890-1895) cùng với cha mẹ, chị gái, anh trai, dì An, bà ngoại. Năm 1893, ông ngoại Bác mất, trước khi thấy sự thành đạt của người con rể (năm 1894, cụ Sắc đỗ Cử nhân ở trường thi Nghệ An).

Trên chiếc võng nôi, Nguyễn Sinh Côn đã được nghe bà ngoại kể biết bao nhiêu câu chuyện cổ tích, các câu chuyện lịch sử về danh nhân yêu nước, Truyện Kiều, chuyện tình làng nghĩa xóm, chuyện về các tấm gương hiếu học... Những câu chuyện đó đã góp phần vun đắp nên tâm hồn dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này.

Trên chiếc võng nôi, Nguyễn Sinh Côn đã được nghe bà ngoại kể biết bao nhiêu câu chuyện cổ tích, các câu chuyện lịch sử về danh nhân yêu nước, Truyện Kiều, chuyện tình làng nghĩa xóm, chuyện về các tấm gương hiếu học... Những câu chuyện đó đã góp phần vun đắp nên tâm hồn dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này.

Năm 1895, cụ Nguyễn Sinh Sắc vào Huế học ở trường Quốc Tử Giám, cụ Hoàng Thị Loan đưa 2 con (Nguyễn Sinh Khiêm, Nguyễn Sinh Côn) cùng vào Huế giúp chồng ăn học. Năm ấy, cụ Sắc thi Hội không đậu, mãi cho tới năm 1901, cụ đi thi tiếp và đạt được học vị Phó bảng. Đạt được vinh hiển khi người vợ đầu gối tay ấp đã qua đời, cha vợ đã mất, trên đường mang tấm bằng Phó bảng và tấm biển vua ban “Ân Tứ Ninh Gia”, việc đầu tiên cụ Sắc nghĩ đến là về làng Hoàng Trù thắp hương tạ ơn cha vợ và cám ơn vợ.

Năm 1895, cụ Nguyễn Sinh Sắc vào Huế học ở trường Quốc Tử Giám, cụ Hoàng Thị Loan đưa 2 con (Nguyễn Sinh Khiêm, Nguyễn Sinh Côn) cùng vào Huế giúp chồng ăn học. Năm ấy, cụ Sắc thi Hội không đậu, mãi cho tới năm 1901, cụ đi thi tiếp và đạt được học vị Phó bảng. Đạt được vinh hiển khi người vợ đầu gối tay ấp đã qua đời, cha vợ đã mất, trên đường mang tấm bằng Phó bảng và tấm biển vua ban “Ân Tứ Ninh Gia”, việc đầu tiên cụ Sắc nghĩ đến là về làng Hoàng Trù thắp hương tạ ơn cha vợ và cám ơn vợ.

Những năm niên thiếu, tuy Nguyễn Sinh Côn sống ở làng Sen (1901-1906) nhưng vẫn thường theo cha đến nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân dâng hương, hoa, tưởng niệm cụ Hoàng Xuân Đường và các bậc tiên tổ họ Hoàng. Năm 1961, khi về thăm quê hương, Bác Hồ đã thăm lại ngôi nhà cũ và những kỷ vật thân quen. Bác ngồi trước thềm nhà nói chuyện thân mật với bà con hàng xóm. Đây cũng là lần cuối cùng Bác về thăm lại ngôi nhà của ông bà ngoại cho đến khi vĩnh viễn đi xa.

Những năm niên thiếu, tuy Nguyễn Sinh Côn sống ở làng Sen (1901-1906) nhưng vẫn thường theo cha đến nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân dâng hương, hoa, tưởng niệm cụ Hoàng Xuân Đường và các bậc tiên tổ họ Hoàng. Năm 1961, khi về thăm quê hương, Bác Hồ đã thăm lại ngôi nhà cũ và những kỷ vật thân quen. Bác ngồi trước thềm nhà nói chuyện thân mật với bà con hàng xóm. Đây cũng là lần cuối cùng Bác về thăm lại ngôi nhà của ông bà ngoại cho đến khi vĩnh viễn đi xa.

Nhà văn Sơn Tùng có một câu nói nổi tiếng: “Các bậc thiên tài không có sẵn. Chính truyền thống gia đình, quê hương là khởi thủy tạo nên những tính cách đầu tiên của mỗi con người và đi vào đời...”. Như vậy, những tấm gương của ông bà ngoại, của cha mẹ Bác Hồ... cách đối nhân xử thế, những câu chuyện gắn liền với những người thân ở quê ngoại làng Chùa đã góp phần vun đắp đắp, làm giàu thêm cho nhân cách Hồ Chí Minh, nhân cách của một Danh nhân Văn hóa thế giới.

Nhà văn Sơn Tùng có một câu nói nổi tiếng: “Các bậc thiên tài không có sẵn. Chính truyền thống gia đình, quê hương là khởi thủy tạo nên những tính cách đầu tiên của mỗi con người và đi vào đời...”. Như vậy, những tấm gương của ông bà ngoại, của cha mẹ Bác Hồ... cách đối nhân xử thế, những câu chuyện gắn liền với những người thân ở quê ngoại làng Chùa đã góp phần vun đắp đắp, làm giàu thêm cho nhân cách Hồ Chí Minh, nhân cách của một Danh nhân Văn hóa thế giới.

Trường Hùng

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/thang-9-lich-su-ve-tham-ngoi-nha-bac-ho-cat-tieng-khoc-chao-doi-20240901141929964.htm