Thanh niên đóng khố tắm bùn tranh cầu trong lễ hội làng Vân

Lễ hội vật cầu bùn làng Vân (huyện Việt Yên, Bắc Giang) thuộc tín ngưỡng thờ Thần Mặt Trời, mang đặc trưng văn hóa lúa nước, thể hiện niềm khao khát của cư dân nông nghiệp.

 Theo phong tục cứ 4 năm một lần, vào ngày 12-14 tháng Tư âm lịch, người dân làng Vân lại mở hội vật cầu nước (hoặc vật cầu bùn), một lễ hội kịch tính đã có từ lâu đời. Chiều 19/5 (12/4 âm lịch), 16 "Quan cầu" là trai tráng trong làng đã có mặt ở trên sân chính của đền thờ Thánh Tam Giang để làm lễ trước khi bước vào hội vật cầu nước.

Theo phong tục cứ 4 năm một lần, vào ngày 12-14 tháng Tư âm lịch, người dân làng Vân lại mở hội vật cầu nước (hoặc vật cầu bùn), một lễ hội kịch tính đã có từ lâu đời. Chiều 19/5 (12/4 âm lịch), 16 "Quan cầu" là trai tráng trong làng đã có mặt ở trên sân chính của đền thờ Thánh Tam Giang để làm lễ trước khi bước vào hội vật cầu nước.

 Những quan cầu được chọn là trai tráng trong làng, có lý lịch rõ ràng, nhà không có tang. Tất cả quan cầu đóng khố, cởi trần, trước khi vật cầu, họ làm lễ ở sân đền, uống rượu và ăn hoa quả để tăng dũng khí. Sau khi làm lễ và chào sới vật, 16 trai tráng xếp thàng 2 hàng, đấu vật để phân định giao cầu. Sân vật cầu nước có diện tích khoảng 200 m2, mặt sân là bùn nhão, ở hai đầu sân có hai hố để đẩy cầu xuống sân vật.

Những quan cầu được chọn là trai tráng trong làng, có lý lịch rõ ràng, nhà không có tang. Tất cả quan cầu đóng khố, cởi trần, trước khi vật cầu, họ làm lễ ở sân đền, uống rượu và ăn hoa quả để tăng dũng khí. Sau khi làm lễ và chào sới vật, 16 trai tráng xếp thàng 2 hàng, đấu vật để phân định giao cầu. Sân vật cầu nước có diện tích khoảng 200 m2, mặt sân là bùn nhão, ở hai đầu sân có hai hố để đẩy cầu xuống sân vật.

Theo hương ước của làng, trước đây, 4 năm sẽ khai hội một lần nhưng sau khi được công nhận là lễ hội là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thì tổ chức 2 năm một lần. Sau khi quả cầu được giao xuống sân, đây cũng là lúc quan cầu hai đội tranh cướp cầu giữa bùn đất lấm lem, ai cũng quyết giành vận may.

Theo hương ước của làng, trước đây, 4 năm sẽ khai hội một lần nhưng sau khi được công nhận là lễ hội là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thì tổ chức 2 năm một lần. Sau khi quả cầu được giao xuống sân, đây cũng là lúc quan cầu hai đội tranh cướp cầu giữa bùn đất lấm lem, ai cũng quyết giành vận may.

 Hai lỗ sân cầu gồm một lỗ bên Đông (nơi mặt trời mọc) và một lỗ bên Tây (nơi mặt trời lặn).Theo quan niệm dân gian, nếu năm nào Giáp Thượng mà thắng, thì năm đó mưa gió thuận hòa, làm ăn phát đạt.

Hai lỗ sân cầu gồm một lỗ bên Đông (nơi mặt trời mọc) và một lỗ bên Tây (nơi mặt trời lặn).Theo quan niệm dân gian, nếu năm nào Giáp Thượng mà thắng, thì năm đó mưa gió thuận hòa, làm ăn phát đạt.

 Được biết việc lấy quan cầu và tập luyện năm nay được tổ chức từ ngày 4/4 (âm lịch). Theo người làng Vân, ý nghĩa của hội, việc cướp được cầu là cướp được năng lượng mặt trời, cướp được vận may về cho dân làng, để cho lúa khoai tươi tốt, cho mùa màng bội thu, cho dân an vật thịnh... vậy nên lễ hội năm nào cũng diễn ra rất kịch tính.

Được biết việc lấy quan cầu và tập luyện năm nay được tổ chức từ ngày 4/4 (âm lịch). Theo người làng Vân, ý nghĩa của hội, việc cướp được cầu là cướp được năng lượng mặt trời, cướp được vận may về cho dân làng, để cho lúa khoai tươi tốt, cho mùa màng bội thu, cho dân an vật thịnh... vậy nên lễ hội năm nào cũng diễn ra rất kịch tính.

Quả cầu nặng khoảng 20 kg làm bằng gỗ Lim, quan cầu mỗi bên phải cướp quả cầu, di chuyển, tấn công để cho cầu vào lỗ trước sự cản phá “ác liệt” của đối phương.

Quả cầu nặng khoảng 20 kg làm bằng gỗ Lim, quan cầu mỗi bên phải cướp quả cầu, di chuyển, tấn công để cho cầu vào lỗ trước sự cản phá “ác liệt” của đối phương.

 Tranh cướp và ghi điểm là một thử thách khi địa điểm là sân bùn và quả cầu trơn trượt. Việc tấn công và phòng thủ đều diễn ra rất quyết liệt.

Tranh cướp và ghi điểm là một thử thách khi địa điểm là sân bùn và quả cầu trơn trượt. Việc tấn công và phòng thủ đều diễn ra rất quyết liệt.

 Các quan cầu sẽ dùng mọi cách để cướp được cầu và tấn công đối thủ để ghi điểm kể cả là nhấc bổng lên.

Các quan cầu sẽ dùng mọi cách để cướp được cầu và tấn công đối thủ để ghi điểm kể cả là nhấc bổng lên.

 Không chỉ có “Quan cầu” mà khán giả ngồi xem cũng chìm trong bùn đất nhưng điều này đã trở thành một điều quen thuộc.

Không chỉ có “Quan cầu” mà khán giả ngồi xem cũng chìm trong bùn đất nhưng điều này đã trở thành một điều quen thuộc.

 Thi đấu quyết liệt trong bãi bùn khiến các quan cầu lấm lem bùn đất. Nước tưới sân vật được lấy từ sông Cầu nằm ngay bên cạnh được tận dụng để làm sạch trong lúc nghỉ giải lao giữa hiệp.

Thi đấu quyết liệt trong bãi bùn khiến các quan cầu lấm lem bùn đất. Nước tưới sân vật được lấy từ sông Cầu nằm ngay bên cạnh được tận dụng để làm sạch trong lúc nghỉ giải lao giữa hiệp.

 Một pha cướp cầu, bứt tốc trước khi ghi điểm cho phía Giáp thượng, báo hiệu một năm đầy may mắn.

Một pha cướp cầu, bứt tốc trước khi ghi điểm cho phía Giáp thượng, báo hiệu một năm đầy may mắn.

 Người dân hò reo khi phía Giáp Thượng ghi điểm.

Người dân hò reo khi phía Giáp Thượng ghi điểm.

 Không dấu nổi sự phấn khích khi Giáp Thượng ghi điểm, người dân ồ ạt tràn ra sân ăn mừng mặc kệ bùn đất. Nhiều người tin rằng đây sẽ là một năm đầy may mắn và thuộn lợi cho người làng Vân.

Không dấu nổi sự phấn khích khi Giáp Thượng ghi điểm, người dân ồ ạt tràn ra sân ăn mừng mặc kệ bùn đất. Nhiều người tin rằng đây sẽ là một năm đầy may mắn và thuộn lợi cho người làng Vân.

Thế Bằng

Nguồn Znews: https://lifestyle.znews.vn/thanh-nien-dong-kho-tam-bun-tranh-cau-trong-le-hoi-lang-van-post1476375.html