Thành phố nào có đấu trường voi và hổ độc nhất thời phong kiến Việt Nam?
Lịch sử phong kiến Việt Nam từng có giai đoạn chuyên tổ chức các cuộc tử chiến giữa voi và hổ để làm nghi thức tế thần. Thậm chí, triều đình còn cho xây dựng một đấu trường chuyên phục vụ hoạt động này.
1. Đấu trường voi và hổ này hiện đang nằm ở đâu?
Hà Nội
Huế
Đà Nẵng
TP. Hồ Chí Minh
Chính xác
Đấu trường voi và hổ là một phần thuộc quần thể di tích cố đô Huế, hiện đang nằm tại địa phận thôn Trường Đá, phường Thủy Biều, thành phố Huế.
2. Đấu trường voi và hổ của người Việt có tên gọi là gì?
Hổ Quyền
Voi Quyền
Dã Viên
Voi Ré
Chính xác
Đấu trường voi và hổ được người dân gọi với cái tên Hổ Quyền. Ban đầu, Hổ Quyền là nơi rèn luyện chiến đấu cho tượng binh. Tuy nhiên, sau này nơi đây còn được dùng để tổ chức các trận đấu phục vụ nghi thức tế thần và giải trí.
3. Trong các trận chiến tại đấu trường này, phần thắng thường thuộc về loài nào?
Hổ
Voi
Ngựa
Chó săn
Chính xác
Dù được đặt tên là Hổ Quyền, nhưng phần thắng trong các trận chiến tại đấu trường này thường thuộc về loài voi. Trước khi lâm trận, hổ sẽ bị bẻ nanh, cắt móng và bị xích, vì vậy, voi dễ dàng dành chiến thắng.
4. Vị vua nào đã ra lệnh xây đấu trường này sau khi suýt bị hổ tấn công?
Vua Minh Mạng
Vua Thành Thái
Vua Tự Đức
Vua Hàm Nghi
Chính xác
Năm 1829, vua Minh Mạng ngự thuyền rồng để xem một trận chiến giữa voi và hổ bên bờ Bắc sông Hương. Khi cuộc đấu diễn ra, con hổ bất ngờ lao xuống nước và bơi về phía thuyền vua. Vua Minh Mạng kịp dùng sào để đẩy lùi được hổ. Sau đó, nó đã bị quan quân tới giết chết. Chính vì biến cố này nên vua đã ra lệnh xây dựng Hổ Quyền để tổ chức sự kiện an toàn hơn.
5. Trận đấu giữa voi và hổ cuối cùng tại Hổ Quyền được tổ chức dưới thời vua nào?
Vua Đồng Khánh
Vua Thành Thái
Vua Duy Tân
Vua Khải Định
Chính xác
Trận đấu cuối cùng tại Hổ Quyền được tổ chức năm 1904 dưới thời vua Thành Thái. Năm 1998, Hổ Quyền được công nhận là di tích cấp quốc gia và hoàn thành trùng tu vào năm 2022.