Thành phố nào có điện đầu tiên ở Việt Nam?

Đây là thành phố đầu tiên ở Đông Dương và Việt Nam được thắp sáng bằng đèn điện, mở ra thời kỳ phát triển của ngành sản xuất điện ở nước ta.

1. Thành phố nào có điện đầu tiên ở Việt Nam?

A

Hải Phòng

Theo Tổ chức kỷ lục Việt Nam, vào thập niên 80 của thế kỷ 19, ở Paris (Pháp), người ta coi điện là phương tiện xa xỉ tốn kém. Đến năm 1888-1889 mới quyết định dùng đèn điện để thắp sáng một số trung tâm hành chính. Khi đó, ở Đông Dương, chính quyền thuộc địa đã dự tính dùng nguồn năng lượng mới này.
Theo nghiên cứu của PGS.TS Trần Hữu Quang trong cuốn Hạ tầng đô thị Sài Gòn buổi đầu, Hải Phòng là nơi đầu tiên ở Việt Nam có đèn điện chiếu sáng năm 1892 tức là từ thế kỷ 19, sau đó là Hà Nội rồi mới tới Sài Gòn.

B

Hà Nội

C

TP.HCM

D

Đà Nẵng

2. Nhà máy sản xuất điện đầu tiên ở thành phố này tên là gì?

A

Nhà máy Thượng Lý

B

Nhà đèn Vườn hoa

Theo Viện kỷ lục Việt Nam, nhà máy nhiệt điện than đầu tiên của Việt Nam là Nhà đèn Vườn hoa, được người Pháp xây dựng tháng 2/1894 tại Hải Phòng. Tiền thân của Công ty Điện lực Hải Phòng ngày nay là Nhà đèn Vườn hoa và Nhà máy điện Cửa Cấm.
Tháng 10/1954, tổng công suất nguồn điện miền Bắc chỉ khoảng 31,5 MW với sản lượng điện khoảng 53 triệu kWh/năm.
Để đáp ứng nhu cầu điện năng, cùng với việc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các nhà máy điện do Pháp để lại, trong các năm 1955 - 1960, Việt Nam khởi công xây dựng, đưa vào vận hành một số nhà máy nhiệt điện than mới có công suất nhỏ và vừa.

C

Nhà máy Yên Phụ

D

Nhà máy Uông Bí

3. Nhà máy đèn Bờ Hồ - cơ sở điện lực đầu tiên của Hà Nội được xây dựng năm nào?

A

1892

B

1893

C

1894

Nhà máy đèn Bờ Hồ ra đời theo hợp đồng ký kết giữa Công ty điện khí Đông Dương và Đốc lý Hà Nội (ngày 6/12/1892). Đây là nền móng, cơ sở điện lực đầu tiên của Hà Nội gắn liền với sự nghiệp hình thành, phát triển của ngành điện sau này.
Tháng 7/1894, hội đồng thành phố thông qua hợp đồng và thời điểm khởi công xây dựng xưởng phát điện Hà Nội (còn gọi là Nhà máy đèn Bờ Hồ) tại phố Francis Garnier (nay là phố Đinh Tiên Hoàng).
Năm 1922, sản lượng điện do Nhà máy đèn Bờ Hồ là 2 triệu kWh, cung cấp điện cho thành phố Hà Nội, Hà Đông và các vùng lân cận. Cách mạng tháng Tám thành công, những người thợ điện kiên trì bám ca, bám máy để duy trì dòng điện thắp sáng Thủ đô và chuẩn bị cùng cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp.
Ngày 10/10/1954, Hà Nội được giải phóng, nhà máy đèn Bờ Hồ được tiếp quản và trở thành “cái nôi” của ngành điện Việt Nam và được đổi tên thành Nhà máy điện Hà Nội.

D

1895

4. Sài Gòn lần đầu được chiếu sáng bằng điện vào năm nào?

A

1894

B

1895

C

1896

D

1897

Theo sách Hạ tầng đô thị Sài Gòn buổi đầu, Sài Gòn lần đầu được chiếu sáng bằng điện vào năm 1897, khi nhà máy điện đầu tiên của thành phố được xây xong và vận hành.
Thời gian đầu, nhà máy này cung cấp điện cho 40 đèn hồ quang, 394 đèn dây tóc với nhiều công suất khác nhau để chiếu sáng đường phố, và 100 bóng đèn có công suất 6 nến để thắp sáng cho các biệt thự công của thành phố. Từ năm 1897 cho tới năm 1904, chỉ có một số khu vực được thắp bằng đèn điện

5. Trước khi được chiếu sáng bằng điện, đường phố Sài Gòn được chiếu sáng bằng gì?

A

Than

B

Dầu hỏa

C

Dầu dừa

Theo sách Hạ tầng đô thị Sài Gòn buổi đầu, việc thắp sáng đường phố Sài Gòn lần đầu tiên được thực hiện vào năm 1867 ở vài đường phố trung tâm (quận 1 ngày nay) bằng hệ thống cột đèn lồng cách nhau 100 mét, thắp bằng dầu dừa. Năm 1870 chuyển sang thắp bằng dầu lửa (tức dầu hỏa).

D

Xăng

6. Ngày truyền thống ngành điện Việt Nam là ngày nào?

A

20/12

B

21/12

Ngày 21/12/1954, Bác Hồ đến thăm và nói chuyện với cán bộ, công nhân viên Nhà đèn Bờ Hồ và Nhà máy điện Yên Phụ. Bác khen ngợi ngành điện đã sản xuất điện đều, đảm bảo cho sinh hoạt của người dân trong thời kỳ toàn quốc kháng chiến cũng như lúc giải phóng Thủ đô. Đây được coi là sự kiện trọng đại và chọn làm ngày truyền thống ngành điện Việt Nam.

C

23/12

D

24/12

Khánh Sơn

Nguồn VTC: https://vtc.vn/thanh-pho-nao-co-dien-dau-tien-o-viet-nam-ar850708.html